agribank-vietnam-airlines

Niêm yết trên sàn quốc tế: Thời cơ đã “chín”?

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Các chuyên gia nhận định với sự phát triển mạnh của kinh tế số và trưởng thành nhanh chóng của các “kỳ lân” công nghệ Việt, thời điểm hiện nay rất thích hợp để các tập đoàn kinh tế tiến hành IPO trên sàn chứng khoán nước ngoài.
aa

Chiến lược đầu tư toàn cầu

VNG vừa công bố chương trình nghị sự tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 bao gồm nhiều nội dung đáng chú ý liên quan tới việc triển khai chào bán cổ phiếu quỹ, ESOP và chuyển nhượng cổ phần của nhóm nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, ban lãnh đạo VNG đề xuất ĐHĐCĐ thông qua việc miễn trừ chào mua công khai đối với giao dịch chuyển nhượng cổ phần của VNG Limited – một pháp nhân mới được thành lập tại Cayman Islands. Cụ thể, VNG Limited dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 16,9 triệu cổ phần, tương đương 47,359% tổng số cổ phần của VNG từ 13 cổ đông nước ngoài tại đây. Thương vụ cũng phải đảm bảo quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 49%.

Trước đó, hồi tháng 8/2021, Bloomberg đưa tin VNG đang cân nhắc kế hoạch gọi vốn bằng cách niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập ngược với một SPAC. Giá trị thương vụ này có thể dao động trong khoảng từ 2 tỷ USD đến 3 tỷ USD.

SPAC về bản chất là một công ty rỗng, không có các kế hoạch, mục tiêu kinh doanh cụ thể. Các công ty này được thành lập chỉ với mục đích mua lại và sáp nhập với một công ty có hoạt động kinh doanh thực tế. Theo quy định của Ủy ban chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), SPAC được phép IPO. Theo đó, công ty được SPAC mua lại cũng được niêm yết trên thị trường mà không cần tiến hành một vụ IPO như thông thường.

niem yet tren san quoc te thoi co da chin
Doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế lớn sẽ nâng uy tín thương hiệu Việt

Do đó động thái đề xuất VNG Limited nhận chuyển nhượng cổ phần lần này được cho là tạo bước đệm để VNG tiến gần hơn đến cột mốc IPO tại Mỹ.

Thực tế, việc VNG chọn lựa con đường IPO tại Mỹ theo cách trực tiếp hay thông qua việc đầu tư, mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) một đối tác nước ngoài đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bằng việc tái cấu trúc đầu tư và tập trung ngày càng sâu vào mảng game phát hành toàn cầu cho thấy, VNG đang “dọn đường” để niêm yết cổ phiếu ở sân chơi quốc tế. Bởi từ năm 2021 đến nay, tập đoàn này đã phát triển rất mạnh các game studio ở Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Đài Loan… Nhất là đầu năm 2022, VNG đã rót hàng tỷ USD cho hãng mobile game tại Hàn Quốc là Haegin - một hãng game đang sở hữu 80 triệu lượt tải trên toàn cầu và 4 triệu người dùng.

Tương tự như VNG, hiện nay động thái rục rịch cho kế hoạch IPO tại các sàn chứng khoán quốc tế cũng đã được nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đưa vào lộ trình với những chiến lược cụ thể. Theo đó, trong năm qua các tên tuổi lớn như: Tiki, Bamboo Airways, Vietjet Air, VinFast, Thaiholdings… đều đã đánh tiếng về dự định IPO ở nước ngoài. Mới đây, tập đoàn bất động sản DIC Corp cũng đã hé lộ ý định niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài với kỳ vọng thu hút vốn quốc tế nhiều hơn cho mảng kinh doanh nhà đất và xây dựng hạ tầng.

Quan sát thị trường nhận thấy, để chuẩn bị cho các kế hoạch IPO ở nước ngoài, các tập đoàn trong nước thời gian qua đã đầu tư khá mạnh cho việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý và đảm bảo các điều kiện về sức khỏe tài chính cũng như chuẩn bị cho các thương vụ mua bán sáp nhập.

Chẳng hạn, đến đầu tháng 4 vừa qua hãng xe VinFast đã hoàn tất gửi hồ sơ IPO lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), đồng thời đã thỏa thuận xong kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy xe điện 2 tỷ USD tại North Carolina. Trong khi đó, Tiki, tính đến tháng 5/2022, hãng thương mại điện tử này đã hoàn thành xong các “bước đệm” để IPO tại Mỹ với việc huy động thành công 258 triệu USD trong vòng đầu tư do AIA Insurance dẫn dắt và có sự hậu thuẫn từ Shinhan Financial Group của Hàn Quốc. Tương tự đối với Thaiholdings, vào đầu 2022, tập đoàn này đã hoàn thành việc góp vốn vào hãng hàng không vũ trụ Thaispace với tham vọng thực IPO tại Mỹ ngay trong năm nay nhằm huy động nguồn vốn thực hiện dự án Cảng Vũ trụ Du lịch tại Phú Quốc (Kiên Giang) trong các năm 2026-2030.

Cơ hội “vươn biển lớn”

Theo các chuyên gia tài chính - chứng khoán, việc hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn trong nước lên kế hoạch chuẩn bị cho việc niêm yết trên các sàn chứng khoán nước ngoài cho thấy tốc độ toàn cầu hóa của doanh nghiệp Việt đang diễn ra khá mạnh.

Ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam nhận định: mặc dù chưa có thương vụ IPO nào được các doanh nghiệp trong nước hoàn thành tại sàn chứng khoán Mỹ thời gian qua, nhưng thời điểm hiện nay là “thời điểm chín muồi” để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động này. Vì đến hiện tại, sau thời gian tích lũy vốn và kinh nghiệm nhiều tập đoàn kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử, sản xuất công nghệ cao… đã mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh vượt ra ngoài các ngành nghề truyền thống, đặt ra nhu cầu phải IPO ở nước ngoài để tiếp cận khách hàng mới. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của nền kinh tế số, nhiều doanh nghiệp trong nước đã xây dựng thành công hệ sinh thái số và ứng dụng các thành tựu của nền công nghiệp 4.0. Vì thế, nhu cầu IPO ở các sàn quốc tế để cạnh tranh, huy động vốn trở thành nhu cầu và chiến lược mà các “kỳ lân” mới nổi hướng tới.

Đồng quan điểm, ông Lê Quang Minh, Giám đốc phân tích CTCK Mirae Asset cho rằng, hai năm trở lại đây hoạt động kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là có khả năng vươn tới con số 57 tỷ USD vào năm 2025. Nếu tăng trưởng ổn định, dự kiến có thể đạt 220 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực ASEAN. Hiện nay, nguồn lực nhân sự trong nước đã được nâng cao cả về kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp cũng như thông thạo các chuẩn mực và thực tiễn kinh doanh trên thế giới. “Nhiều doanh nghiệp trong nước đã thuê chuyên gia, lãnh đạo người nước ngoài và mở các chi nhánh quốc tế để mở rộng thị trường. Vì vậy, không sớm thì muộn nhu cầu niêm yết trên các sàn quốc tế sẽ là nhu cầu bắt buộc”, ông Minh nhận định.

Theo các chuyên gia, hiện nay để tăng cơ hội thành công trong việc niêm yết cổ phiếu tại các sàn chứng khoán quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung cần tính toán chi tiết các kế hoạch IPO, lựa chọn hình thức IPO phù hợp. Bởi SEC mới đây đã có động thái thắt chặt quy định với SPAC. Điều đó, có nghĩa là việc thông qua SPAC để IPO tại Mỹ không nhất thiết là cách dễ dàng hơn, nhanh hơn, hoặc rẻ hơn đối với các doanh nghiệp châu Á.

Từ góc độ tư vấn, ông Marc H. Iyeki, cố vấn cấp cao của Biotech & Innovation cho rằng, bất kể chọn niêm yết bằng cách nào, doanh nghiệp cũng phải tự trang bị các điều kiện kỹ lưỡng và minh bạch như một công ty đại chúng. Theo đó, kế hoạch IPO ở nước ngoài cần được xem như một “siêu dự án” để triển khai theo lộ trình từ lúc lựa chọn cấu trúc thương vụ đến hình thức IPO và thị trường sẽ niêm yết.

Trong khi đó, ông Trần Đình Cường cho rằng, các doanh nghiệp cần tập trung chuẩn bị tốt cho các công việc tái cấu trúc nội tại, bao gồm triển khai đổi mới kế toán và báo cáo tài chính, thiết lập mô hình quản trị tài chính, đánh giá cơ cấu và tính tuân thủ về thuế, đồng thời cập nhật các quy định quốc tế về kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Tiếp đó mới xây dựng chiến lược cho thị trường vốn, xây dựng quan hệ với nhà đầu tư và bắt đầu tính toán đến các đánh giá tác động về môi trường, truyền thông liên quan đến phát triển, định giá thương hiệu.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data