“Những người khổng lồ” mới của Việt Nam
Trong đó, những người khổng lồ mới hàng đầu Việt Nam được báo cáo bao gồm: nền tảng bất động sản Propzy, trò chơi sử dụng chuỗi khối Sipher, trang thương mại điện tử Sendo, nền tảng y tế khám chữa bệnh trực tuyến Jio Health, nền tảng giáo dục trực tuyến Clevai, trang bán lẻ trực tuyến trang phục nam giới CoolMate, nền tảng nhân sự EveHR, nền tảng thương mại điện tử Lozi, phần mềm tài chính VUI, nền tảng cho thuê bất động sản HomeBase.
Thống kê của nền tảng khởi nghiệp Tracxn cho thấy, tốc độ của các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam tăng rất nhanh, nếu trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra có 1.600 doanh nghiệp khởi nghiệp, hiện nay đã tăng lên hơn 3.000 doanh nghiệp, trong đó, có 4 doanh nghiệp được xếp hạng kỳ lân (VNG, VNLife, Sky Mavis và MoMo).
![]() |
Khởi nghiệp trong lĩnh vực trung gian thanh toán |
Thực tế, các doanh nghiệp hoạt động trong mảng kinh tế mới này luôn được đánh giá là có tiềm năng tác động lên bối cảnh kinh doanh mới trên toàn cầu trong một thập kỷ tới. Các hệ sinh thái chuyên về công nghệ đã phát triển mạnh thời gian qua ở châu Á - Thái Bình Dương. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (trong đó có Việt Nam) sẽ tăng trưởng nhanh hơn 20% so với tốc độ bình quân của toàn cầu. Trong năm 2022 các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có sức sáng tạo, tăng trưởng nhanh, có tầm ảnh hưởng và tham vọng trở thành kỳ lân, tác động lên tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Theo đó ca nhóm dịch vụ mới đang thu hút lượng đầu tư rất lớn, từ đó nhiều công ty khởi nghiệp có quy mô và giá trị lớn sẽ xuất hiện với tốc độ nhanh chóng trong khu vực. Ngoài những ngành truyền thống gắn liền với các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế mới như: công nghệ tài chính (Fintech), phần mềm dịch vụ (software-as-a-service). Báo cáo của HSBC và KPMG cho biết có khoảng 120 lĩnh vực liên quan đến công nghệ trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ đạo như chuỗi khối, thành phố thông minh, bền vững và ESG (môi trường - quản trị - xã hội).
Ông Honson To - Chủ tịch KPMG châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc cho biết, các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tăng trưởng nhanh trở thành làn sóng doanh nghiệp vừa và nhỏ mới đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nhiều mặt xã hội.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng thách thức lớn nhất đối với những công ty khởi nghiệp nói chung và công ty fintech nói riêng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đang phải vượt qua những rào cản trong pháp lý và tuyển dụng được nhân tài công nghệ. Hoạch định chiến lược môi trường - xã hội - quản trị (ESG) và thuế suất hiệu quả cũng như tận dụng ưu đãi của chính phủ và triển khai các quy trình quản lý nguồn nhân lực phân tán ở nhiều nơi cũng là những trở ngại cho tăng trưởng trong tương lai của các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Báo cáo của HSBC và KPMG đánh giá, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện hỗ trợ cho các công ty thuộc nhóm ngành kinh tế mới thông qua Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia. Ở Việt Nam hạ tầng viễn thông do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện và các công ty trong nước triển khai dịch vụ dữ liệu, Chính phủ mở rộng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam được tự do hoạch định lối đi riêng.
Ông Luke Treolar - Giám đốc Chiến lược tại KPMG Việt Nam cho rằng, trong lĩnh vực ứng dụng, nhà nước can thiệp rất ít. Mảng kinh tế số cũng gần như hoàn toàn vận hành bởi khối tư nhân. Câu hỏi lớn đặt ra trong trung hạn là liệu Việt Nam đi theo mô hình gia tăng mức độ giám sát của nhà nước và thắt chặt quy định quản lý; hay sẽ duy trì với định hướng cởi mở như hiện nay? Mặc dù, thương mại điện tử chiếm tỷ trọng 5% tổng doanh thu bán lẻ, nhưng giá trị của lĩnh vực này đã tăng gấp rưỡi vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy được dự báo có thể duy trì trong vài năm tới. “Nếu điều đó xảy ra, tới cuối thập niên này, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế số lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia”, ông Luke Treolar nói thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
