Những khởi sắc đáng khích lệ
Những phiên gần đây, thị trường chứng khoán thế giới liên tục có những diễn biến tích cực, khởi phát từ thị trường Mỹ cho đến một số thị trường khác bất chấp những thông tin đáng lo ngại về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 vẫn xuất hiện dồn dập. Sở dĩ như vậy là do sự lo lắng đã được phản ánh hết vào giá chứng khoán trong tuần trước, và tuần này dường như dòng tiền đang "đặt cược" vào sự phục hồi hoặc chí ít là tìm kiếm những cơ hội mới trong mùa bácáo kết quả kinh doanh.
![]() |
Chỉ báo sẽ nằm ở những phiên tăng điểm của VN-Index kèm theo thanh khoản tăng |
Quay trở lại với thị trường trong nước, điều mà nhiều người đang chờ đợi là liệu VN-Index đã tạo đáy hay chưa? Phiên ngày 3/2, đã có thời điểm VN-Index giảm gần 40 điểm và đưa chỉ số này xuống dưới 900 điểm nhưng khi kết thúc phiên, đà giảm chỉ còn thu hẹp còn hơn 8 điểm và đóng cửa tại mốc 928 điểm. Đúng 1 tuần sau, VN-Index lại có một phiên giảm mạnh vào ngày 10/2 khi từ 940 điểm giảm còn 930 điểm. So sánh ra, VN-Index tạo đáy lần này cũng tương đương với đáy trước. Chưa kể, phiên ngày 5/2, VN-Index cũng có 1 phiên giảm xuống 925 điểm. Nói một cách thận trọng thì hiện nay, VN-Index vẫn chưa thoát khỏi vùng đáy 930 điểm một cách rõ nét.
Khi quanh quẩn vùng đáy thì có 2 khả năng xảy ra. Một là VN-Index sẽ tích lũy để tìm cơ hội bật lên. Khả năng này xảy ra nhờ vào việc thị trường đang bước vào mùa đại hội cổ đông cũng như báo cáo tài chính năm, kế hoạch kinh doanh 2020 được công bố. Trong trường hợp cổ phiếu có nền tảng kinh doanh khả quan, nếu không tăng được thì cũng giảm ít, và khi có cơ hội sẽ lại bật mạnh. Khả năng thứ hai là VN-Index sẽ lại "võng" xuống vùng 900 điểm một lần nữa trước khi phục hồi. Khả năng này phụ thuộc vào những hệ quả mà một số ngành phải gánh chịu vì Covid-19 sau khi được lượng hóa sẽ gây hiệu ứng lo ngại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp chứng khoán thế giới tiếp tục ổn định thì khả năng thứ 2 nếu diễn ra lại là cơ hội mua vào.
Trong ngắn hạn, nếu VN-Index có thể vượt lên vùng 940-950 điểm và trụ ở đây thì có thể kỳ vọng khả năng nâng đáy của VN-Index tiếp tục diễn ra và tìm kiếm được lợi nhuận bởi những con sóng ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu VN-Index vẫn chỉ quanh quẩn 930 điểm thì khả năng nhà đầu tư lướt sóng có thể chịu những tổn thất ngắn hạn sẽ xuất hiện. Lực mua chỉ mạnh nếu trong ngắn hạn giá cổ phiếu giảm từ 5% trở lên mà điều này cũng khiến người nào nắm giữ cổ phiếu có margin lỗ từ 10%, đây là điều cần tránh.
Việc nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò trụ đỡ là tích cực nhưng đồng thời cũng gây ra sức ép cho thị trường. Bởi khi thị trường chưa trở lại quỹ đạo ổn định thì hoạt động chốt lãi liên tục diễn ra, chỉ cần vào cổ phiếu ngân hàng nhưng trật sóng cũng chưa chắc có lợi nhuận. Hơn nữa, cổ phiếu ngân hàng cần có một nhóm các cổ phiếu khác chia sẻ vai trò dẫn dắt để đảm bảo dòng tiền được luân chuyển tốt hơn.
Trong giai đoạn thị trường nhiều biến động, việc short (mở vị thế bán) thường được áp dụng, tuy nhiên nếu thị trường xác nhận đáy, lợi nhuận từ việc short phái sinh sẽ bị thu hẹp. Hiện nay, dòng tiền của thị trường bao gồm ba nhóm chính là nhà đầu tư nước ngoài, tự doanh chứng khoán và nhà đầu tư cá nhân. Nhóm nước ngoài chỉ ra tay mạnh khi thị trường giảm và mua có chọn lọc, nhóm tự doanh hiếm khi bùng nổ còn nhà đầu tư cá nhân vừa rụt rè lại bị phân tán giữa cơ sở và phái sinh.
Việc thị trường tạo đáy hoặc nâng đáy có thể thúc đẩy quá trình dịch chuyển tiền từ phái sinh trở về với cơ sở nhanh hơn. Chỉ báo sẽ nằm ở những phiên tăng điểm của VN-Index kèm theo thanh khoản tăng, ít nhất cần phải có 3 phiên liền thanh khoản duy trì từ 3.000-4.000 tỷ đồng/phiên để đảm bảo chỉ báo này là đúng. Ngược lại, nếu thanh khoản vẫn ở mức thấp và kém ổn định thì thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro trong ngắn hạn.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
