Những bong bóng BĐS lớn nhất theo xếp hạng của UBS
“Sự mất cân bằng lớn” cũng được nhìn thấy ở Stockholm, Paris, San Francisco, Frankfurt và Sydney, báo cáo cho biết. Còn Los Angeles, Zurich, Tokyo, Geneva và New York chỉ được xem là bị định giá cao. Chỉ duy nhất có Chicago là thành phố nằm trong danh sách được xem là bị định giá thấp.
Theo các nhà nghiên cứu của UBS, giá BĐS tại các thành phố lớn đã tăng khá mạnh với mức tăng trung bình 35% trong 5 năm qua. Họ xác định bong bóng giá như hiện tượng mang tính chu kỳ trong thị trường BĐS. Báo cáo cho biết các dấu hiệu điển hình bao gồm sự tách rời của giá BĐS với thu nhập của người dân và tiền thuê nhà, cũng như tình trạng xây dựng và vay mượn ngân hàng quá mức.
“Mặc dù nhiều trung tâm tài chính vẫn có nguy cơ bong bóng nhà ở, chúng tôi không nên so sánh tình hình hiện nay với giai đoạn trước khủng hoảng”, Mark Haefele - Giám đốc đầu tư của UBS Global Wealth Management cho biết trong một tuyên bố.
Hồng Kông được xác định là thành phố có tình trạng bong bóng BĐS nghiêm trọng nhất. Báo cáo của UBS cho biết, giá nhà tại Hồng Kông đã tăng với tốc độ lên tới gần 10% kể từ năm 2012. Các giải pháp làm dịu thị trường BĐS hiện tại đã không kiềm chế được đà tăng giá tại thành phố này. Bởi vậy, đã có những khuyến nghị rằng chính quyền Hồng Kông cần hạn chế chặt chẽ hơn đối với người mua nhà không phải là dân địa phương.
Trong khi hai thành phố của Canada là Toronto và Vancouver đều được UBS coi là trong phạm vi bong bóng. Ngân hàng lưu ý rằng, việc đánh thuế cao hơn đối với người nước ngoài mua nhà không có mấy tác dụng trong việc kiềm chế sự bùng nổ về giá ở Vancouver, nhưng đã phát huy hiệu quả ở Toronto.
Đối với các thành phố của Mỹ, điểm số rủi ro bong bóng của UBS nằm dưới mức đỉnh cao thời điểm năm 2006.
Định giá BĐS ở Boston và Chicago vẫn ở mức thấp trong khu vực hợp lý; trong khi New York, Los Angeles và San Francisco tất cả đều nằm trong phân khúc được định giá cao. Điểm số cho New York giảm sau khi giá bán ổn định trong năm qua.
Tại châu Âu, điểm chỉ số của London đã giảm năm thứ hai liên tiếp. Khả năng chi trả hạn chế, bất ổn chính trị do Brexit và tăng thuế đối với người mua nước ngoài và mua để đầu tư đã đẩy thị trường nhà ở tại thành phố thủ đô của Vương quốc Anh này chững lại.
Trong khi đó, ở Thụy Sĩ, các quy định về thị trường thế chấp chặt chẽ hơn và tỷ lệ các căn hộ cho thuê còn trống cao hơn đã giữ cho giá nhà ở cả Zurich và Geneva ổn định, UBS cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
