Những biện pháp đồng bộ và quyết liệt hỗ trợ thị trường
![]() |
Ông Ngô Đăng Khoa |
Theo ông đâu là lý do NHNN giảm đồng loạt lãi suất điều hành?
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã có một loạt biện pháp để giảm thiểu triệt để sự gián đoạn đối với dòng tín dụng cho các hộ gia đình và DN do ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế và tâm lý thị trường.
Cụ thể, cùng với hai lần cắt giảm lãi suất trong tháng 3/2020, FED cũng đưa ra các biện pháp quyết liệt như Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tuyên bố sẽ mua ít nhất 500 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và 200 tỷ USD chứng khoán được thế chấp trong các tháng tới, đồng thời sử dụng các biện pháp hỗ trợ thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu để các ngân hàng Mỹ có thể tiếp tục cho các hộ gia đình và DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vay.
Không dừng lại ở đó, FED còn tuyên bố sẽ triển khai một loạt các chương trình mua tài sản không giới hạn quy mô và mở rộng thỏa thuận với các NHTW nước ngoài để mở rộng cung cấp thanh khoản đồng USD ra ngoài nước Mỹ; đồng thời loại bỏ yêu cầu dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó để ngăn chặn nguy cơ suy thoái, nhiều Chính phủ đã triển khai các chính sách kích thích kinh tế, NHTW giảm lãi suất điều hành như Anh, New Zealand...
Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gây ra những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp lên bức tranh kinh tế vĩ mô, NHNN đã và đang có những biện pháp hỗ trợ thị trường theo hướng đồng bộ và quyết liệt. Cụ thể, ngày 16/3/2020, NHNN Việt Nam đã quyết định hạ một loạt lãi suất điều hành, theo đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6% xuống 5%; lãi suất trên kênh thị trường mở OMO giảm từ 4% xuống 3,5%; trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tháng đến dưới sáu tháng giảm từ 5% xuống 4,75%; lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên từ 6% xuống 5,5%; lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là 1%... Bên cạnh đó, NHNN cũng đưa ra nhiều giải pháp mang tính cụ thể như ban hành thông tư và triển khai các gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Lý do nữa, trong năm 2019, tăng trưởng Việt Nam vẫn mạnh mẽ, với nền kinh tế mở rộng với tốc độ ấn tượng 7%. Tuy nhiên, đối mặt với sự bùng phát của Covid-19 hiện nay, thiệt hại kinh tế đã bắt đầu phản ánh trong các chỉ số kinh tế vĩ mô gần đây. Khách du lịch Trung Quốc, vốn chiếm một phần ba tổng số khách du lịch, đã sụt giảm mạnh. Với những hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn được đưa ra cả từ phía Việt Nam và các quốc gia khác, nhiều khả năng sẽ có sự sụt giảm đáng kể hơn nữa về khách du lịch, ảnh hưởng tiêu cực đến đà tăng trưởng của bán lẻ và dịch vụ, vốn đang bùng nổ trong vài năm vừa qua. Trong khi đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng của Trung Quốc sẽ gây ra nhiều khó khăn cho ngành sản xuất của Việt Nam, bên cạnh nhu cầu suy yếu trên toàn cầu do dịch bệnh.
Ngoài khả năng tăng trưởng chậm lại, kỳ vọng lạm phát giảm cũng tạo điều kiện cho phép NHNN cắt giảm lãi suất để hỗ trợ kinh tế.
Theo ông quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN tác động thế nào đến nền kinh tế?
Với việc cắt giảm lãi suất, NHNN đang đặt mục tiêu giảm bớt gánh nặng tài chính và thúc đẩy đầu tư kinh doanh thông qua kênh tín dụng, vốn đang tăng trưởng chậm lại đáng kể trong hai tháng đầu năm, do nhu cầu vốn giảm do những bất ổn của dịch Covid-19. Do đó, quyết định cắt giảm lãi suất sẽ bổ sung cho các biện pháp trước đây để hỗ trợ nền kinh tế trên diện rộng trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên thế giới đang cận kề.
Sau khi NHNN hạ lãi suất, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã giảm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn tốt. Mặc dù vậy, các DN đặc biệt là DN có yếu tố xuất nhập khẩu cần tiếp tục lưu ý đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ rủi ro hợp lệ, bao gồm cả rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất, để đảm bảo tính ổn định trong hoạt động của DN trong giai đoạn khó khăn này.
Thời gian tới, liệu có cần hỗ trợ gì cho DN và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tốt hơn không, thưa ông?
Chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ giữ mức lãi suất này cho đến hết năm. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu điều kiện kinh tế và tài chính toàn cầu ngày càng xấu đi, thì cũng không loại trừ khả năng cắt giảm thêm 50 điểm phần trăm trong quý II/2020. Nhưng hiện tại đó không phải là trường hợp mà chúng tôi trông đợi trong thời điểm hiện tại.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững
