NHTW Úc giảm lãi suất xuống thấp nhất lịch sử để chống giảm phát
![]() |
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) |
Thống đốc RBA Glenn Stevens, người sẽ nghỉ hưu vào tháng tới sau một thập kỷ dẫn dắt RBA tỏ ra khá kín tiếng khi nói về triển vọng chính sách thời gian tới. "Hội đồng chính sách cho rằng, triển vọng phát triển của nền kinh tế một cách bền vững, cũng như việc lạm phát quay đạt được mục tiêu trong thời gian tới sẽ được cải thiện thông qua động thái nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp này", ông Stevens cho biết, trong khi vẫn lưu ý rằng lạm phát có thể sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài.
Theo dữ liệu được công bố vào tuần trước, lạm phát tính theo năm tại xứ sở Kangaroo đã giảm xuống thấp nhất 17 năm trong quý kéo dài tới tháng 6, thấp hơn nhiều mức lạm phát mục tiêu 2-3% mà RBA đặt ra. Điều đó cho thấy nền kinh tế cần phải phát triển nhanh hơn nếu không muốn rơi vào tình trạng giảm phát.
Tuy nhiên cũng có những lo ngại việc cắt giảm tiếp lãi suất sẽ đẩy nợ hộ gia đình tại Úc tăng cao, cũng như khiến thị trường bất động sản nước này càng thêm nóng. Tuy nhiên, số liệu của nhà tư vấn bất động sản CoreLogic công bố mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng giá nhà hàng năm tại các thành phố của Úc đã giảm xuống còn 6,1% trong tháng 7 từ mức 8,3% trong tháng 6 và thấp hơn nhiều mức đỉnh của năm ngoái là trên 11%.
Thống đốc Stevens cũng lưu ý rằng một nguồn cung lớn các căn hộ sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới sẽ làm dịu lại tốc độ tăng của giá nhà, trong khi cho vay đầu tư bất động sản cũng đã chậm lại. "Tất cả điều này cho thấy khả năng việc giảm lãi suất làm tăng thêm rủi ro trong thị trường nhà ở đã giảm", Stevens nói trong cuộc họp báo sau khi cuộc họp chính sách kết thúc.
Đồng đô la Úc đã giảm xuống 0,7486 USD sau khi quyết định của RBA được công bố, nhưng ngay lập tức lại quay đầu tăng, hiện đang giao dịch ở 0,7528 USD do các nhà đầu tư dự đoán không chỉ RBA mà nhiều Ngân hàng Trung ương khác cũng sẽ nới lỏng tiền tệ.
Theo đó, nước láng giềng New Zealand cũng đang bị mắc kẹt trong cái bẫy đó, với lạm phát ở mức chỉ 0,4% và Ngân hàng Trung ương nước này cũng đang chịu sức ép lớn trong việc giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Nhật Bản, vốn đang trong tình trạng giảm phát kéo dài, cũng đã phải nới lỏng thêm tiền tệ và có thể triển khai một gói kích thích kinh tế lớn. Hiện các nhà phân tích cũng đang dự báo Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tiếp tục nới lỏng tiến tệ vào thứ Năm tới.
Trong khi, những bất ổn kinh tế toàn cầu hiện nay cộng thêm sự chững lại của nền kinh tế cũng đang khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục trì hoãn động thái tăng lãi suất.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
