agribank-vietnam-airlines

NHTW Nhật sẽ tiếp tục duy trì chính sách siêu nới lỏng hiện tại

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Thống đốc NHTW Nhật (BOJ) Haruhiko Kuroda cho biết, ông không có kế hoạch để xem xét lại tại sao BOJ không đạt được mục tiêu lạm phát, cho thấy sẽ không có thay đổi lớn đối với chương trình kích thích tiền tệ khổng lồ của BOJ trong thời gian tới.
aa
NHTW Nhật giữ nguyên chính sách siêu nới lỏng, duy trì triển vọng lạm phát
Thống đốc NHTW Nhật kiên định với cam kết duy trì các gói kích thích khủng
Lợi nhuận của các ngân hàng Nhật sụt giảm không chỉ vì chính sách lãi suất âm
NHTW Nhật sẽ tiếp tục duy trì chính sách siêu nới lỏng hiện tại
Thống đốc NHTW Nhật Haruhiko Kuroda

Kuroda, người đã được Chính phủ tái bổ nhiệm giữ chức Thống đốc BOJ thêm một nhiệm kỳ 5 năm khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào tháng Tư, đã bị một số nhà lập pháp truy vấn vì BOJ vẫn không đạt được mục tiêu lạm phát 2% mặc dù đã có nhiều năm in tiền mạnh mẽ.

Tuy nhiên phát biểu tại quốc hội, ông Kuroda đã bác bỏ đề nghị của một nhà lập pháp phe đối lập rằng BOJ cần tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện về lý do tại sao mục tiêu lạm phát của họ vẫn còn khó nắm bắt và liệu BOJ có cần cải tiến khuôn khổ chính sách hay không.

“Thật không may là việc đạt được mục tiêu giá cả của chúng tôi đã bị trì hoãn. Nhưng nhờ hiệu quả nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của chúng tôi, nền kinh tế Nhật Bản không còn ở trong một trạng thái có thể được mô tả như là giảm phát”, Kuroda cho biết hôm thứ Hai (26/2).

“Mọi việc đang diễn ra suôn sẻ, vì vậy tôi không có kế hoạch gì ở giai đoạn này để tiến hành một cuộc rà soát toàn diện”, ông nói và chỉ ra sự phục hồi ổn định của nền kinh tế để chứng minh.

Những nhận xét của Kuroda nhấn mạnh sự miễn cưỡng của BOJ đối với việc đánh giá toàn diện như năm 2016, bởi điều này có thể dẫn tới cuộc tranh luận về việc liệu khung chính sách của ngân hàng có cần điều chỉnh và có thể gây ra sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu.

Kuroda nhắc lại quyết định của BOJ trong việc duy trì gói kích thích tiền tệ khổng lồ với việc lạm phát vẫn cách xa mục tiêu.

Được sự ủy quyền của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc loại bỏ tình trạng giảm phát, Kuroda đã triển khai một chương trình mua tài sản khổng lồ vào năm 2013 với cam kết đạt được mức lạm phát 2% trong khoảng 2 năm.

Nhưng lạm phát tại Nhật vẫn ì ạch đã buộc BOJ phải tiến hành đánh giá toàn diện về chính sách của mình vào năm 2016 và đổ lỗi cho sự sụt giảm mạnh của giá dầu và tư duy giảm phát dai dẳng của Nhật Bản đã trì hoãn việc đạt được mục tiêu giá cả.

Sau khi thừa nhận rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​để đạt được mục tiêu lạm phát, BOJ cũng đã sửa đổi khuôn khổ chính sách của mình vào năm 2016, hướng tới mục tiêu lãi suất thay vì mạnh tay in tiền - một động thái được cho là sẽ làm cho chính sách của nó phù hợp hơn cho một chiến lược dài hạn, một cuộc chiến lâu dài để thúc đẩy giá cả tăng lên.

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 0,5% trong quý 4/2017, ghi nhận quãng thời gian tăng trưởng liên tục dài nhất kể từ thập niên 1980, nhờ vào chi tiêu vốn mạnh mẽ.

Nhưng lạm phát giá tiêu dùng cơ bản chỉ ở mức 0,9% trong tháng 1, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của BOJ, cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế chưa đủ để thuyết phục các công ty tăng giá.

Mặc dù tăng trưởng giá yếu, nhiều nhà hoạch định chính sách của BOJ vẫn đang thận trọng với việc tăng cường kích cầu và muốn duy trì tình trạng hiện tại do những tác dụng phụ của chính sách nới lỏng kéo dài.

Hoàng Nguyên
Reuters

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data