Nhóm vấn đề giao thông vận tải nhận được nhiều đề nghị chất vấn nhất
![]() | Dự kiến sẽ có 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội |
![]() | Ấn tượng sau phiên chất vấn |
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, sau khi tổng hợp từ phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội đã lựa chọn ra 4 nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 (dự kiến diễn ra từ 4-6/6/2018).
![]() |
Lĩnh vực giao thông vận tải nhận được 93,23% số phiếu đề nghị trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội |
Kỳ họp này, có đổi mới về công tác xin ý kiến các đại biểu, trong đó giao trách nhiệm cho thư ký đoàn phát phiếu cho các đoàn thư ký và thu về đảm bảo số lượng phiếu rất cao.
"Chúng tôi phát ra thu về được 473 phiếu xin ý kiến các đại biểu về chất vấn và trả lời chất vấn. Tổng hợp từ số phiếu thu về thì lĩnh vực giao thông vận tải nhận được 93,23% số phiếu đề nghị trả lời chất vấn; nhóm về tài nguyên môi trường được 89,2%; nhóm về giáo dục và đào tạo 85,84%; lĩnh vực an sinh xã hội 68,29% và lĩnh vực xây dựng 66,17%, còn các lĩnh vực khác thì không nhiều đề nghị. Về nguyên tắc chúng ta đã chọn từ nhóm lĩnh vực đại biểu Quốc hội đề nghị trả lời chất vấn từ cao đến thấp", ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Cụ thể, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, theo Tổng Thư ký Quốc hội, thứ nhất, nhóm vấn đề về giải pháp để hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải pháp xử những vấn đề tồn tại với các dự án BOT. Đây là nội dung liên quan đến phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Phó Thủ trướng Trịnh Đình Dũng. Ngoài ra, trong nhóm vấn đề này, các bộ trưởng và trưởng ngành: Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, NHNN Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước sẽ có trách nhiệm cùng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trả lời nội dung trên.
Nhóm thứ hai về công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương, tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát xả thải tại doanh nghiệp; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu thì Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường sẽ trả lời, cùng các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Công an phối hợp làm rõ thêm các nội dung liên quan.
Nhóm thứ ba là các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; công tác quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập ngoài công lập; các giải pháp khắc phục tình trạng đạo đức, lối sống trong giáo viên sẽ được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời chính; các bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ và các bộ liên quan sẽ làm rõ thêm.
Nhóm thứ tư là giải quyết việc làm trong nước, đưa lao động đi nước ngoài; vấn đề đào tạo dạy nghề theo nhu cầu xã hội, công tác giáo dục và bảo vệ trẻ em thuộc phần trả lời của Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời thêm về vấn đề này.
Với các bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước, không được nhiều đại biểu chọn trả lời chất vấn tại kỳ họp này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, vào kỳ họp thứ 6 tới đây, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo việc thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ.
“Các thành viên Chính phủ sẽ có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội về nội dung mà các Bộ trưởng đã trả lời chất vấn và làm rõ xem nội dung nào làm được và chưa làm được để Quốc hội tiếp tục giám sát”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
