Nhiều nút thắt phát triển điện khí LNG
PVPower ủy nhiệm Techcombank cùng MB thu xếp vốn cho dự án điện khí LNG Phát triển điện khí LNG là xu hướng tất yếu |
Thách thức lớn nhất hiện nay của nhà máy điện LNG vẫn là giá thành cao, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện (chiếm khoảng 70- 80% giá thành sản phẩm) phụ thuộc nhập khẩu. Trên thực tế, giá loại nhiên liệu này đã tăng rất mạnh thời gian qua và khó dự đoán trong tương lai.
Tại Quy hoạch Điện VIII, giá LNG (quy về năm 2020, không tính trượt giá) nhập về Việt Nam được dự báo là 10,6 USD/1 triệu BTU giai đoạn 2021-2045 và giá đến nhà máy điện trung bình là 11,8 USD/1 triệu BTU. Với mức giá này, giá điện sản xuất ra vào khoảng 9,2 UScent/kWh. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia, với một dự án 3.200 MW, khi giá LNG dao động từ 10 USD đến 20 USD, 30 USD và 40 USD/MMBTU, thì giá bán điện tương ứng sẽ là 9,03 UScent/kWh - 15,5 UScent - 22,07 UScent - 28,6 UScent/kWh.
Hiện nay, cả nước có 13 dự án điện LNG đã được Thủ tướng phê duyệt trong danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tại Quyết định 500/QĐ-TTg. Theo đó, tới năm 2030 sẽ có 22.400 MW điện khí LNG, chiếm 14,9% tổng nguồn điện của cả nước với năng lực sản xuất 83 tỷ kWh. Tuy nhiên việc triển khai các dự án này còn gặp khó khăn trong đàm phán giá do Bộ Công thương chưa ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện khí LNG. Việc cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm từ phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và bao tiêu sản lượng khí hàng năm cũng khiến nhà đầu tư lo ngại về hiệu quả của dự án.
Một khó khăn khác là về nguồn vốn, các nhà đầu tư điện LNG cho rằng việc cam kết sản lượng điện phát và tiêu thụ khí hàng năm rất quan trọng, là cơ sở để các ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho dự án. Đồng thời cũng là cơ sở để có thể mua được nguồn LNG giá tốt thông qua hợp đồng dài hạn nhằm hạ gia thành điện. Cùng với đó là câu chuyện đảm bảo sản lượng điện bán ra hàng năm để tính dòng tiền thu về, từ đó mới thuyết phục được các bên cho vay.
Ngoài ra, các dự án điện LNG là dự án điện độc lập nên phải tự thu xếp vốn mà không có bảo lãnh của Chính phủ như trước. Vì vậy, sẽ khó khăn hơn, chi phí vay cao hơn…
“Có thể nói hiện ta còn chưa hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế quản lý cho các dự án đầu tư điện LNG theo hình thức đầu tư thông thường (IPP) nên khó thu xếp tài chính cho dự án quy mô hàng tỷ USD”, ông Ngô Trí Long nhìn nhận và nói thêm, chưa kể, mặc dù Việt Nam đã có kế hoạch nhập khẩu LNG trong năm nay, nhưng vẫn thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ.
Từ đó, để phát triển điện khí, PGS.TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển điện khí; đưa lộ trình phù hợp và hài hòa nhằm đảm bảo hiệu quả và khuyến khích dòng vốn đầu tư vào các dự án điện LNG; Có cơ chế giao cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có đủ năng lực, uy tín và kinh nghiệm thực hiện vai trò chủ lực, dẫn dắt để triển khai đầu tư phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG quốc gia; xây dựng các cơ chế cụ thể để khuyến khích khai thác các nguồn khí trong nước; xây dựng cơ chế về giá LNG bán cho các hộ tiêu thụ điện phù hợp. Đây là điều kiện căn bản để đảm bảo hiệu quả và kích thích đầu tư cho các dự án điện LNG trong thời gian tới. Đồng thời cần thúc đẩy triển khai 13 dự án điện LNG. Bởi chỉ còn 7 năm để thực hiện cho lộ trình 10 năm (đến năm 2030), quy mô nguồn điện phải tăng gấp 2 lần so với hiện nay và cơ cấu nguồn điện thay đổi căn bản theo hướng sạch hơn, cân bằng, ổn định hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
