Nhật Bản: Tâm lý kinh doanh tích cực hơn khi nền kinh tế phục hồi
Ueda của BOJ khẳng định tiếp tục duy trì chính sách siêu nới lỏng Tiền lương thực tế năm tài khóa 2022 của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 8 năm |
![]() |
Ảnh minh họa |
Cuộc thăm dò được theo dõi chặt chẽ bởi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho thấy các nhà sản xuất cũng lạc quan về ba tháng tới, trong khi tâm lý của lĩnh vực dịch vụ thấp hơn một chút.
Dữ liệu vững chắc có thể tiếp tục thúc đẩy suy đoán rằng BOJ sẽ bắt tay vào bình thường hóa chính sách siêu nới lỏng của mình sớm hơn.
Tuy nhiên, Thống đốc Kazuo Ueda đã nhiều lần nói rằng lạm phát - được hỗ trợ bởi việc tăng lương, cần phải được theo dõi để xem liệu có duy trì ở mức bền vững 2% trước khi BOJ có thể xem xét bất kỳ sự thay đổi nào.
“Với quan điểm thận trọng của Thống đốc Ueda đối với triển vọng kinh tế toàn cầu, BOJ vẫn cần thêm thời gian để bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ”, Yoshimasa Maruyama, nhà kinh tế trưởng thị trường tại SMBC Nikko Securities nói và thêm rằng: "Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất lớn đã tăng lên nhờ những cải thiện trong ngành công nghiệp ô tô và nó có khả năng duy trì ở mức tích cực đó, mặc dù tốc độ phục hồi sẽ chỉ vừa phải".
Cuộc khảo sát với 493 công ty, trong đó 241 công ty phản hồi trong thời gian từ 10-19/5, cho thấy, chỉ số tâm lý dành cho các nhà sản xuất lớn đạt +6, tăng so với tháng Tư. Đây là dữ liệu tích cực đầu tiên trong năm nay và được dự đoán sẽ tăng thêm vào tháng Tám.
Các công ty ô tô và nhà máy lọc dầu nằm trong số các nhà sản xuất có tâm lý kinh doanh tích cực, khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng được nới lỏng.
"Khi cuộc sống hàng ngày trở lại bình thường sau đại dịch, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng cao hơn, giúp doanh số bán hàng của các cửa hàng bách hóa ở khu vực thành thị tăng trưởng hai con số", một giám đốc nhà bán lẻ cho biết.
Tuy nhiên, nhiều người khác phàn nàn về chi phí kinh doanh, phản ánh lạm phát toàn cầu vẫn còn cao đối với hàng hóa và dịch vụ.
Giám đốc một công ty chế biến thực phẩm cho biết: “Đồng yên Nhật suy yếu và giá dầu thô tăng cao đã đẩy chi phí của mọi thứ từ nguyên liệu thô đến dịch vụ lên cao, gây ảnh hưởng đến tiêu dùng”.
Chỉ số ngành dịch vụ tăng nhẹ và lên mức cao nhất trong năm nay, dẫn đầu là các công ty bán lẻ, bất động sản và xây dựng.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã thoát khỏi suy thoái trong quý từ tháng Một đến tháng Ba, khi tiêu dùng phục hồi sau COVID-19 bù đắp cho những khó khăn có tính toàn cầu, và mang đến hy vọng tăng trưởng dựa trên nhu cầu trong nước.
Các chỉ số tâm lý thường được tính bằng cách trừ đi tỷ lệ phần trăm số người trả lời bi quan khỏi số người lạc quan. Một con số tích cực có nghĩa là những người lạc quan nhiều hơn những người bi quan.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
