Nhật Bản sẽ giữ chính sách nới lỏng vì “ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát toàn cầu”
![]() | Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng |
![]() | Thách thức mới của NHTW Nhật Bản |
Ông Kuroda cho biết, lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản đã duy trì mức tăng 2,1% so với cùng kỳ trong hai tháng liên tiếp, nhưng mức tăng nói trên gần như hoàn toàn do giá năng lượng tăng vọt.
![]() |
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda. |
"Mặc dù lạm phát tiêu dùng lõi có thể duy trì ở mức 2% trong khoảng một năm, nhưng nó có khả năng giảm xuống khoảng 1% trong năm tài chính tiếp theo bắt đầu vào tháng 4/2023", ông nói và thêm rằng: "Không giống như các nền kinh tế khác, Nhật Bản không bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng lạm phát toàn cầu, vì vậy chính sách tiền tệ hiện nay sẽ tiếp tục được duy trì".
Tại hội thảo hôm Chủ nhật vừa qua, ông Kuroda cho biết, trong thời gian xử lý hậu quả của 15 năm giảm phát kéo dài đến năm 2013, các công ty của nước này đã trở nên "rất thận trọng" trong việc tăng giá và cải cách tiền lương.
"Nền kinh tế phục hồi và các công ty ghi nhận lợi nhuận cao. Mặc dù thị trường lao động trở nên khá chặt nhưng lương và giá cả cũng không tăng nhiều", ông nói.
Giá hàng hóa toàn cầu tăng vọt và yên Nhật yếu hơn làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô, đẩy lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản lên trên mục tiêu 2% của BoJ.
Nhưng ông Kuroda đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì lãi suất cực thấp cho đến khi lạm phát được thúc đẩy nhiều hơn bởi nhu cầu mạnh mẽ thay vì chịu ảnh hưởng của giá nhiên liệu như hiện nay. Điều này khiến BoJ trở thành trường hợp "ngoại lệ" trong xu hướng tăng lãi suất để chống lại lạm phát trên toàn cầu của các ngân hàng trung ương.
Thống đốc Kuroda cho rằng, rất khó đánh giá tác động của các biến số khác nhau, chẳng hạn như rủi ro địa chính trị, có thể gây ra đối với nền kinh tế toàn cầu.
"Trong mọi trường hợp, nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương sẽ được giữ nguyên, đó là ổn định giá cả để phát triển kinh tế thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, mặc dù kênh truyền tải chính sách có thể thay đổi trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và đầy bất ổn", ông nói.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
