Nhật Bản – EU: Cam kết thúc đẩy thương mại tự do
![]() | Goldman, Morgan Stanley phát tín hiệu rời London do Brexit |
![]() | NHTW Nhật Bản vẫn giữ nguyên chính sách dù Fed tăng lãi suất |
Quyết tâm hoàn tất hiệp định thương mại EU - Nhật Bản
Tại các cuộc gặp với lãnh đạo các nước Đức, Pháp, Italia, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Nhật Bản Abe đều nhấn mạnh đến thông điệp cần thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu.
![]() |
Nhật Bản muốn cùng EU thúc đẩy thương mại tự do |
“Trong bối cảnh các xu hướng bảo hộ gia tăng, tôi cho rằng điều quan trọng là Nhật Bản và EU cần hợp tác với nhau và với Mỹ để mang lại một mô hình thương mại tự do cho thế giới”. Những phát biểu của ông Abe được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hội nghị Bộ trưởng Tài chính nhóm G20 kết thúc mà không đưa ra về thúc đẩy tự do mậu dịch hay "chống chủ nghĩa bảo hộ” như thường thấy.
Đặc biệt nhấn đến sự cần thiết của việc sớm đạt được các nhất trí chung giữa Nhật Bản và EU về hiệp định thương mại hai bên, ông Abe nói: “Chúng ta cần cố gắng đạt được các nhất trí trên nguyên tắc đối với hiệp định thương mại EU-Nhật Bản sớm nhất có thể, bởi điều này sẽ mang lại cho thế giới một biểu tượng của thương mại tự do”.
Các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại giữa EU - Nhật Bản được khởi động từ năm 2014 nhưng khá bế tắc, thậm chí đã ở vào trạng thái “gần như sụp đổ” ngay trước thời điểm ông Trump trúng cử Tổng thống Mỹ và lên nắm quyền. Chỉ sau vài ngày trên cương vị này, ông Donald Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi Hiệp định TPP, khiến cho tương lai của TPP trở nên mờ mịt.
Dù không nói ra, nhưng đây có lẽ chính là một trong lý do quan trọng để Nhật Bản muốn thúc đẩy nhanh hơn hiệp định thương mại hai bên. Với châu Âu, một yếu tố mấu chốt để thúc đẩy tiến triển đàm phán là những cải cách lớn trong ngành sữa của Nhật Bản. Về phía mình, Tokyo đã nhấn mạnh vấn đề này sẽ được thông qua vào trước mùa hè này.
Một yếu tố khác mà châu Âu sẽ theo dõi chặt chẽ là ngành ô tô. Một quan chức cao cấp của EU cho biết, châu Âu sẽ chỉ đồng ý bãi bỏ thuế đối với ô tô Nhật Bản nếu Tokyo đáp ứng các yêu cầu chủ yếu của EU, trong đó bao gồm việc tiếp cận thị trường mua sắm công của Nhật Bản.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng, hai nền kinh tế chiếm hơn 1/3 GDP của thế giới. Vì thế, hiệp định thương mại này là cần thiết và cũng bởi hai bên đều tin vào thương mại tự do, dựa trên luật lệ và sự công bằng. Ông Juncker tin tưởng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận về hiệp định này vào cuối năm nay.
Châu Âu vẫn muốn thúc đẩy thương mại tự do
Thủ tướng Italia Paolo Gentiloni cho biết, ông sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ tự do thương mại khi ông chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo thế giới khác vào tháng 5 tới. “Hy vọng của chúng tôi là hội nghị G7 ở Taormina, Italia tới đây sẽ gửi một thông điệp về tầm quan trọng của thương mại quốc tế và chống lại mọi cám dỗ mang tính bảo hộ", ông Gentiloni nói sau cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe ở Rome ngày 22/3.
Phát biểu của ông Paolo Gentiloni có thể xem là một sự ủng hộ cho những nỗ lực của người đồng cấp Abe trong nỗ lực tìm kiếm các đồng thuận để chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Italia là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến tổ chức vào 26-27/5 tới tại thị trấn Taormina, Sicily. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại châu Âu kể từ khi nhậm chức.
Thủ tướng Italia Gentiloni cũng kỳ vọng hai bên sẽ nhanh chóng hoàn tất được hiệp định thương mại EU – Nhật Bản. Trước đó trong chuyến thăm tại Đức của ông Abe, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khẳng định, nước Đức muốn có các thị trường tự do và cởi mở.
“Trong thời đại của kết nối hiện nay, chúng tôi muốn kết nối xã hội của chúng ta với nhau, hợp tác cùng nhau một cách công bằng. Đó chính là ý nghĩa của thương mại tự do”- bà Merkel nói và cho biết, EU và Nhật Bản đang đàm phán về hiệp định thương mại và có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng trong năm nay. “Vào thời điểm mà chúng ta đang tranh cãi nhiều về thương mại tự do, biên giới mở hay các giá trị về dân chủ thì việc Nhật Bản và Đức không tranh cãi mà thúc đẩy hợp tác về thương mại là một dấu hiệu tốt”, bà nhận định.
Đồng tình với quan điểm trên, Thủ tướng Nhật Bản Abe khẳng định, Nhật Bản muốn cùng với Đức sẽ là những nước tiên phong trong duy trì các hệ thống thương mại và kinh tế mở. Bởi, chỉ qua kết nối với nhau thì các nền kinh tế mới có thể tăng trưởng và phát triển.
“Chúng ta cần phải thể hiện sự đồng thuận, đó là lý do tại sao tôi kêu gọi Nhật Bản và EU cần sớm tiến tới thỏa thuận về hiệp định thương mại, hướng tới một hệ thống thị trường mở và tự do dựa trên những quy định”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
