Nhanh chóng khôi phục lại hoạt động vận tải
![]() | Vận chuyển bằng xe khách: Cần khẩn trương có các phương án phù hợp |
![]() | Công bố hướng dẫn tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên toàn quốc |
![]() | TP. HCM: Chuẩn bị đón người lao động trở lại làm việc |
Theo các chuyên gia, quyết định này sẽ giúp khôi phục lại hoạt động vận tải phù hợp với công tác phòng, chống dịch, qua đó tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
Theo quyết định này, việc tổ chức hoạt động vận tải tùy thuộc vào cấp độ của dịch. Địa phương có mức độ dịch ở cấp 1,2: Vận tải hành khách bằng xe ô tô sẽ được hoạt động với tần suất bình thường. Với địa phương ở cấp 3: Tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên đảm bảo không quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm); với tuyến cố định liên tỉnh (bao gồm cả xe buýt), Sở Giao thông - Vận tải 2 đầu tuyến báo cáo UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động tối đa không quá 50% số chuyến theo lưu lượng đã được Sở Giao thông - Vận tải công bố và có giãn cách chỗ trên phương tiện.
Với địa phương có dịch ở cấp 4: Dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe ô tô (gồm vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh, xe buýt, hợp đồng, du lịch (trừ xe công nghệ dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử), vận chuyển học sinh, sinh viên); Xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử được phép hoạt động không quá 20% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện. Riêng vận tải hàng hóa được tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch. Lái xe, người đi theo xe phải đáp ứng các yêu cầu theo đúng quy định của hướng dẫn...
![]() |
Việc mở lại các hoạt động vận tải sẽ giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa |
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất khẩu (Bộ Công thương) cho biết, chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro, tối đa hóa hiệu suất, đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong bối cảnh 2021, làn sóng Covid-19 tái bùng phát mạnh mẽ vào quý II và quý III/2021 tại các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Việt Nam… đang tạo ra những nút thắt mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một lần nữa đe dọa và kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế hậu Covid-19. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn đến từ việc cầu tiêu dùng suy giảm cũng như cả vấn đề về nguồn cung nguyên vật liệu bị đứt gãy. Một số ngành công nghiệp chế biến chịu tác động mạnh như ngành dệt may, da giày do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, cầu giảm mạnh và xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng...
Trong bối cảnh đó, việc nới lỏng chuỗi các quy định vận tải hành khách và hàng hóa mà Bộ Giao thông - Vận tải đưa ra gói phần dỡ bỏ tình trạng "đóng cứng" địa phương, phục hồi chuỗi cung ứng, hỗ trợ các hoạt động kinh tế thông thương, thúc đẩy thương mại trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cho rằng, để phục hồi sản xuất bền vững, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó cần lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, linh hoạt thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh vĩ mô và vi mô, tích cực tái cơ cấu bộ máy, tìm kiếm thị trường và nguồn cung ứng nguyên vật liệu mới, hạn chế thấp nhất việc lệ thuộc vào một thị trường, tích cực, chủ động hội nhập; tận dụng lợi thế từ các FTA để tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Phát triển các kế hoạch để duy trì bộ phận chức năng quan trọng bị ảnh hưởng bởi dịch, bao gồm sắp xếp nhân sự thay thế và sử dụng tự động hóa để gia tăng năng lực làm việc hiện tại của nhân viên, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng của chuỗi cung ứng thông qua việc nâng cao tính minh bạch qua tất cả các cấp của chuỗi cung ứng. Đây là điều kiện cần để đảm bảo sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ được liên tục.
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
