agribank-vietnam-airlines

Nhân lực dịch vụ tài chính: Nâng cao kỹ năng để bắt nhịp với kỷ nguyên số

Chí Kiên
Chí Kiên  - 
92% người tham gia khảo sát đến các tổ chức dịch vụ tài chính tại Việt Nam cho biết ở các mức độ khác nhau, họ đã và đang được trao cơ hội nâng cao kỹ năng số. Đây là một trong những phát hiện chính từ báo cáo “Nâng cao kỹ năng số trong ngành Tài chính: Bước kế tiếp?”của PwC Việt Nam.
aa
nhan luc dich vu tai chinh nang cao ky nang de bat nhip voi ky nguyen so
Ảnh minh họa

Dựa trên các kết quả từ cuộc “Khảo sát Mức độ sẵn sàng về Kỹ năng số do PwC Việt Nam thực hiện vào cuối năm 2020, báo cáo phân tích quan điểm của 160 nhân lực Việt đang làm việc trong ngành dịch vụ tài chính về tương lai việc làm và làm sao để bắt nhịp với những thay đổi trong thời đại số.

Đứng trước những thay đổi cấp thiết

Trong bối cảnh biến động gia tăng, lãnh đạo các tổ chức tài chính lạc quan về tác động của công nghệ đối với việc làm và sẵn sàng đón nhận thay đổi.

Đa số (97%) lãnh đạo cấp cao (C-suite) trong các doanh nghiệp dịch vụ tài chính tham gia khảo sát tin rằng công nghệ sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực tới triển vọng việc làm trong tương lai. Một nửa (50%) dự đoán công việc của họ sẽ thay đổi hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trong mười năm tới – con số này đồng thời cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận những thay đổi về công việc mang tính cấp bách hơn so với các nhóm vị trí khác trong khảo sát, cụ thể ở nhóm Quản lý/Chuyên gia là 30% và Nhân viên văn phòng là 41%.

Quan điểm này về những thay đổi sâu rộng của công nghệ trong mắt các nhà điều hành doanh nghiệp cũng đi cùng với xu hướng toàn cầu. Theo Khảo sát Lãnh đạo doanh nghiệp Toàn cầu lần thứ 24 của PwC, gần một nửa các CEO trên thế giới đang có kế hoạch tăng cường 10% hoặc hơn vào đầu tư dài hạn cho công nghệ, bất chấp những áp lực về chi phí và tác động của đại dịch.

Tại Việt Nam, theo kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành dịch vụ tài chính đã được chỉ định vai trò tiên phong trong việc thiết lập một hệ thống số hóa toàn diện, lấy con người làm trung tâm.

Bà Đinh Hồng Hạnh, Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính tại PwC Việt Nam nhận định: “Đại dịch COVID-19 đã mang đến cả những gián đoạn và đổi mới đáng kể cho ngành dịch vụ tài chính. Trên toàn cầu và tại Việt Nam, ngành dịch vụ tài chính đã có những bước chuyển mình nhanh chóng để hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng vượt qua đại dịch. Cùng với đó, các chương trình chuyển đổi số đã và đang được thúc đẩy vượt ra ngoài mọi dự đoán. Những thay đổi này sẽ mang tính lâu dài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dịch vụ tài chính tại Việt Nam không chỉ thích ứng nhanh nhạy mà còn phải tập trung nhiều hơn vào tài sản quan trọng nhất: nguồn nhân lực.”

Chuẩn bị nguồn nhân lực tương lai

Ngành dịch vụ tài chính có vị thế tốt trong việc nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực tương lai với lực lượng lao động có nhiều mong muốn thích ứng. Theo khảo sát, gần một nửa (49%) người được hỏi hiện ở cấp bậc nhân viên văn phòng cho biết họ có lo ngại lớn về việc tự động hóa sẽ khiến công việc gặp rủi ro. Tỷ lệ tương tự (49%) bày tỏ nguyện vọng được nâng cao kiến thức để sử dụng hiệu quả các công nghệ mới, cao hơn mức trung bình của khảo sát là 43%.

Bên cạnh đó, bức tranh chung về nâng cao năng lực và kỹ năng nguồn nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam phần nào được phản ánh qua kết quả khảo sát. 54% nhân viên từ các tổ chức, doanh nghiệp lớn cho biết họ được trao nhiều cơ hội để nâng cao kỹ năng số. Tỷ lệ này cao hơn so với trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (40%) và doanh nghiệp quy mô vừa (33%) trong cùng ngành.

Mặt khác, 41% người tham gia khảo sát cho biết họ đang tự học các kỹ năng mới để hiểu rõ và sử dụng công nghệ thành thạo hơn. Có thể thấy từ cả góc độ tổ chức và cá nhân, ngành Dịch vụ Tài chính ở Việt Nam đang có những bước chủ động để tiếp cận việc nâng cao kỹ năng và tăng cường năng lực nội bộ.

Ông Võ Tấn Long, Giám đốc Chuyển đổi số, PwC Việt Nam nhận xét: “Công nghệ sẽ thay đổi cách chúng ta làm việc, nhưng không thể khiến con người trở nên dư thừa. Cùng với công nghệ, nhiều công việc mới sẽ xuất hiện, trong khi có những công việc khác sẽ biến mất. Nâng cao năng lực số sẽ là chìa khóa quyết định sự thành công cho ngành Dịch vụ Tài chính trong tương lai.”

Chí Kiên

Tin liên quan

Tin khác

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội

PwC Việt Nam tổ chức Hack A Day 2024 với chủ đề 'Bảo mật danh tính'

PwC Việt Nam vừa phối hợp với PwC Hồng Kông và các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ma Cao, Singapore, Indonesia và Malaysia, đã tổ chức thành công sự kiện Hack A Day 2024 với chủ đề “Bảo mật danh tính” (Securing Identity). Sự kiện bao gồm cuộc thi Capture-the-Flag (CTF) dành cho sinh viên các trường đại học và hội thảo về chuyên đề An ninh mạng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data