Nhà băng đồng hành với doanh nghiệp nhỏ và vừa
![]() | Đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
![]() | Giảm lãi, ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển |
![]() |
Ngân hàng cần xây dựng sản phẩm, chương trình phù hợp với ngành, nghề đặc thù |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc gặp với đoàn đại biểu của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mới đây đã nhấn mạnh rằng “muốn có DN lớn thì đầu tiên phải có DNNVV”. Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, Chính phủ sẽ có cơ chế thuận lợi hơn cho DNNVV - hiện chiếm hơn 90% số lượng DN, đóng góp gần 40% vào GDP cả nước.
Với ngành Ngân hàng, cùng với sự chỉ đạo của NHNN, hệ thống NHTM cũng ngày càng chú ý tới DNNVV hơn khi có nhiều chính sách hỗ trợ để “bơm” vốn giá rẻ, ưu đãi lãi suất... cho DNNVV. Có thể thấy, DNNVV đang dần trở thành một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng của các nhà băng.
Đơn cử vừa qua, một số ngân hàng đã có ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp với Quỹ Phát triển DNNVV (SMEDF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. BIDV là đơn vị đầu tiên tổ chức ký kết Hợp đồng này, sau đó có SHB, BacA Bank, MB cũng đã ký kết Hợp đồng nhằm hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ cho nhóm DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị...
Các DN sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi với lãi suất cho vay ngắn hạn là 4,16%/năm, trung và dài hạn là 6,0%/năm cố định suốt thời gian vay. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của DN và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 7 năm…
Bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng Thành viên SMEDF chia sẻ, việc đưa quỹ đi vào hoạt động là tín hiệu tích cực cho thấy sự hiệu quả bước đầu của Chính phủ trong nỗ lực hỗ trợ khối DN tư nhân. Cùng với đó, với 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ tối thiểu của quỹ, theo bà Hồng, mục tiêu được xác định chỉ là “vốn mồi” để thu hút các nguồn lực quan trọng trong và ngoài nước, các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, các NHTM cùng quan tâm, chung tay, hướng sự chú ý đến khối DNNVV đang còn yếu và thiếu vốn.
Dưới góc độ ngân hàng, CEO một NHTM cho rằng, với nguồn vốn hỗ trợ từ SMEDF, thông qua các NHTM, DNNVV tại Việt Nam sẽ tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất thấp và cố định trong thời hạn vay. Có chung cam kết luôn đồng hành cùng các DN, các NHTM và SMEDF kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội để các DN hiện thực hóa các ý tưởng, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, đa dạng sản phẩm dịch vụ, từ đó tăng trưởng lợi nhuận, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước…
Không chỉ vậy, thời gian qua nhiều ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều các gói tín dụng ưu đãi, các cơ chế hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chẳng hạn như ACB vừa tung ra gói tín dụng 25.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó có 12.000 tỷ đồng dành cho các khách hàng DNNVV. Khách hàng DNNVV nếu có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chọn ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn chỉ từ 6,5%/năm.
Các khách hàng có nhu cầu đầu tư mua sắm/sửa chữa máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, văn phòng… có thể chọn gói ưu đãi lãi suất vay trung dài hạn chỉ từ 8,5%/năm. Sacombank từ ngày 27/02/2020 cũng triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm mạnh đến 2%/năm dành cho khách hàng cá nhân, DN vay phục vụ sản xuất kinh doanh. SHB mới đây cũng thông báo sẽ giảm lãi suất tới 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường cho các khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với các khoản vay bằng USD.
Cũng với mục tiêu đồng hành, hỗ trợ DNNVV, ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc SHB chia sẻ, trong năm 2020, nhà băng này đẩy mạnh hoạt động tại các “Trung tâm hỗ trợ DN Việt Nam xuất khẩu thông qua thương mại điện tử” tại chi nhánh lớn của SHB trên toàn quốc. Đồng thời sẽ đưa vào triển khai các gói sản phẩm, dịch vụ tiện ích dành riêng cho các khách hàng cá nhân và DN quan tâm tới việc bán hàng qua hệ thống Amazon, tạo cơ hội cho sản phẩm của cộng đồng DN Việt Nam, với thương hiệu của Việt Nam sẽ có cơ hội đến được với hơn 300 triệu tài khoản người tiêu dùng thế giới.
“SHB cũng sẽ kết hợp với các DN lớn, các DN Top đầu chuỗi giá trị ngành theo định hướng kinh doanh của ngân hàng để hỗ trợ các DNNVV về thông tin thị trường, về kênh phân phối, vốn và giải pháp công nghệ...”, ông Lê thông tin.
Tuy nhiên để hỗ trợ DN hiệu quả hơn, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó tổng giám đốc Vietcombank cho rằng, các ngân hàng phải xây dựng những sản phẩm, chương trình phù hợp với các ngành nghề đặc thù. Theo ông Tùng, lãi suất chỉ là một vấn đề, quan trọng là sản phẩm đi kèm như thế nào.
Đơn cử như Vietcombank, nhà băng này đã xây dựng 52 ngành hàng và hàng năm đều có đánh giá, phân tích theo từng ngành cụ thể để đưa ra được những chương trình riêng áp dụng cho từng ngành cụ thể. Mục đích là ngân hàng không chỉ chào mời các sản phẩm tín dụng cho khách hàng riêng lẻ, mà phải cố gắng mang tới một hệ sinh thái, chuỗi cung ứng, giúp cho việc kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn, hỗ trợ việc giải quyết các khúc mắc liên quan tới vấn đề tài sản bảo đảm nói chung cho các DN.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
