Nguồn cung thắt chặt đẩy giá cà phê toàn cầu tăng mạnh
![]() |
Phiên hôm qua (24/8), giá hai mặt hàng cà phê chính đồng loạt tăng mạnh trên thị trường thế giới. Cụ thể, cà phê arabica tăng gần 5%, giúp giá chạm mức cao nhất trong hơn 2 tháng qua; trong khi các phê Robusta (mặt hàng cà phê Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn cung) cũng tăng gần 4%, đẩy giá lên mức cao nhất kể từ ngày 22/1.
Nguyên nhân là do thời tiết khô hạn và dự báo không khí lạnh vào cuối tháng 8 ở các vùng trồng cà phê chính tại Brazil, điều này làm dấy lên lo ngại nguồn cung niên vụ 2022/2023 sẽ thu hẹp do không đủ độ ẩm để duy trì sự phát triển của cà phê.
Thêm vào đó, tính đến ngày 19/8, thu hoạch cà phê tại xưởng cà phê lớn nhất thế giới Cooxupe đạt 85,48% so với dự kiến, tăng khoảng 5 điểm phần trăm, nhịp điệu thấp hơn 1 chút so với tuần trước. Tiến độ này cũng thấp hơn một chút so với mức 85,65% cùng kỳ niên vụ trước và mức 89,17% năm 2020. Điều này biểu hiện cho sự sụt giảm về tiến độ thu hoạch so với cùng kỳ năm trước.
"Giá cà phê nội địa và thế giới sẽ còn nhiều dư địa để tăng do nguồn cung đang dần thắt chặt ở cả Việt Nam và Brazil, trong khi nhu cầu tiêu thụ được ổn định và tăng cao sau đại dịch Covid-19", theo MXV.
Trên thị trường nội địa, trong sáng nay (25/8), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đã vượt mốc kỷ lục 50 nghìn đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh 1,5 nghìn đồng/kg sáng sớm nay.
Hiện, giá cà phê trong nước được giao dịch trong khoảng 50,2 - 50,7 nghìn đồng/kg, mức cao nhất được ghi nhận tại Đắk Lắk. So với đầu tháng 8, giá cà phê thu mua nội địa đã tăng mạnh 14%. Còn nếu tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã tăng vọt gần 22%.
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ 1-15/8, nước ta đã xuất khẩu 48,8 nghìn tấn cà phê, tương đương kim ngạch xuất khẩu đạt 114 triệu USD; luỹ kế từ đầu năm đạt 1,8 triệu tấn với trị giá 2,6 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, lượng cà phê xuất khẩu tính đến ngày 15/8 đã tăng 18% lên mức 1,18 triệu tấn, tương đương trị giá 2,6 tỷ USD; tăng vọt 44% do giá nội địa tăng cao.
"Đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngành cà phê nước ta, tuy nhiên cũng dấy lên lo ngại tồn kho giảm mạnh gây nên thiếu hụt nguồn cung toàn cầu", MXV lưu ý thêm. "Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ sau Brazil, điều này sẽ tác động rất mạnh đến giá cà phê thế giới, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng đang chuyển dịch dần thị hiếu sang cà phê nhanh như cà phê đóng gói, hòa tan".
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
