Nguồn cung biệt thự tại Hà Nội giảm mạnh
Cung - cầu biệt thự/liền kề giảm mạnh
Báo cáo mới nhất của Savills cho thấy, nguồn cung biệt thự/liền kề mới tại Hà Nội chỉ có 146 căn và đến từ một dự án duy nhất, giảm 82% theo quý và 84% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đạt 993 căn, giảm 34% theo quý và 49% theo năm, mức thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua.
Lượng giao dịch giảm 55% theo quý và 72% theo năm với chỉ 302 giao dịch. Trong đó, huyện Gia Lâm có lượng giao dịch nhiều nhất với 69% thị phần, theo sau là Hà Đông với 15%. Liền kề và nhà phố (shophouse) chiếm 67% lượng giao dịch. Tỷ lệ hấp thụ theo quý chỉ ở mức 30%, giảm 14 điểm % theo quý và 25 điểm % theo năm. Tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới chỉ có 14%.
![]() |
Nửa đầu năm 2022 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp với giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse tăng 22% và giá liền kề tăng 20%. So với năm 2018, giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi, trong khi giá liền kề cũng ghi nhận tăng 67%. Tiềm năng tăng giá là yếu tố khiến bất động sản liền thổ tiếp tục được các nhà đầu tư ưa chuộng.
Trong quý II/2022, dự án Vinhomes The Empire ở Hưng Yên đã thỏa mãn được nguồn cầu chưa được đáp ứng tại Hà Nội. Dự án ghi nhận khoảng 6.000 giao dịch, tương đương với lượng giao dịch của Hà Nội từ năm 2020 tới nay và gấp sáu lần lượng giao dịch của Hà Nội trong nửa đầu năm 2022.
Trong phần còn lại của năm, thị trường sẽ chào đón hơn 2.131 căn đến từ 13 dự án. Báo cáo của Batdongsan.com.vn cho thấy người mua đang giảm sự quan tâm đối với thị trường nhà đất tại Hà Nội khi lượng quan tâm tới thị trường biệt thự/liền kề giảm 11% theo năm và giảm 14% theo năm cho shophouse.
Một điểm nhấn cho thị trường nhà đất cuối năm là Hà Nội đã và đang nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông với nhiều dự án đang xây dựng hoặc đang trong quá trình lập quy hoạch bao gồm Vành đai 2 và 4, Metro line số 2 và 3, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; Quy hoạch Khu đô thị sông Hồng cũng đã được phê duyệt vào tháng 4.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, giá bán biệt thự/liền kề hiện ở mức khá cao trong khi nguồn cung lại hạn chế dẫn tới tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp. Giao dịch chủ yếu tại thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư với nhau. Một khi nguồn cung có giá bán hợp lý hơn trở lại thị trường, thanh khoản cùng tình hình hoạt động sẽ được cải thiện.
Bất động sản bán lẻ chưa "sốt nóng"
Đối với thị trường bất động sản bán lẻ tại Hà Nội, tổng nguồn cung đạt 1,7 triệu m², tăng 3% theo quý và 7% theo năm sau khi trung tâm mua sắm Vincom Mega Mall Smart City và 2 khối đế bán lẻ khu vực ngoài trung tâm đi vào hoạt động.
Kể từ năm 2020, không có trung tâm bách hoá mới gia nhập thị trường nhưng nguồn cung trung tâm mua sắm tăng 2% mỗi năm. Khối đế bán lẻ có mức tăng trưởng cao nhất là 6%/năm.
Theo Savills, giá thuê gộp tầng trệt đạt 949.000 đồng/m²/tháng, giảm 3% theo quý nhưng tăng 1% theo năm. Giá thuê của các dự án nằm gần ga đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông tăng tới 10% theo quý, trung bình đạt 2% cao hơn mức 3% của toàn thị trường.
Công suất thuê giảm 3 điểm phần trăm theo quý và giảm 4 điểm phần trăm theo năm, đạt 89%. Công suất thuê trung tâm mua sắm giảm nhiều nhất do cạnh tranh gay gắt, các dự án mới ra mắt và việc nâng cấp của các dự án.
Khu vực phía Tây có diện tích cho thuê thêm tăng cao nhất, đạt 30.600 m². Khối đế bán lẻ có diện tích cho thuê thêm tăng cao nhất, đạt 12.200 m², tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế Hà Nội tăng trưởng 7,8%, cao hơn mức tăng 7,2% của 6 tháng đầu năm 2019. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 336 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% theo năm. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,3% theo năm do sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ, nguyên vật liệu sản xuất và giao thông vận tải.
Người tiêu dùng đang dần quay trở lại với việc mua sắm tại cửa hàng. Theo Báo cáo ảnh hưởng 2022 của Savills, ngành bán lẻ thực tế đang dần chuyển mình từ một nơi giao dịch thành một không gian trải nghiệm tập trung vào nghỉ ngơi, giải trí và xây dựng thương hiệu.
Bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại, Savills Hà Nội chia sẻ, nguồn cầu phản ánh niềm tin của người tiêu dùng về thu nhập khả dụng. Nguồn cầu thuê mặt bằng bán lẻ đang tập trung chủ yếu vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các cửa hàng ăn uống. Trong khi đó, thời trang, mỹ phẩm có dấu hiệu chậm lại về nhu cầu mở rộng.
Trong 6 tháng cuối năm, 107.617 m² từ 10 dự án sẽ gia nhập thị trường. Các dự án đáng chú ý gồm Hinode City, Mipec Xuân Thuỷ và Thor Complex. Khu vực nội thành có 4 dự án, theo sau là Khu vực phía Tây với 3 dự án. Đến cuối năm 2022, khối đế bán lẻ sẽ chiếm 69% tổng nguồn cung tương lai và trung tâm mua sắm sẽ chiếm 31%.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
