agribank-vietnam-airlines

Người Nhật bỏ ngàn tỷ thâu tóm nhựa Việt

Nam Minh
Nam Minh  - 
Sau các thương vụ đầu tư rầm rộ vào lĩnh vực bất động sản và bán lẻ, người Nhật lại gây bất ngờ khi “chuyển hướng” thâu tóm các DN trong các ngành sản xuất với điểm nhấn đầu tiên là ngành nhựa - một trong những ngành đang tăng trưởng tốt nhất Việt Nam các năm gần đây.
aa
Thiếu nhân sự chất lượng cao lập báo cáo tài chính
Doanh nghiệp điện tử tìm cơ hội vào chuỗi
Công nghiệp hỗ trợ điện tử “lỡ nhịp”

Cụ thể, ở phía Bắc, Tập đoàn Sekisui Chemical đã thâu tóm thành công 15% cổ phần của Công ty nhựa Tiền Phong - đơn vị thống trị thị trường ống nhựa phía Bắc với thị phần 60%. Đáng chú ý hơn, Sekisui Chemcial đã thay thế vị trí cho Tập đoàn SCG (Thái Lan) để trở thành cổ đông chiến lược của công ty, chỉ đứng sau Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Với giá cổ phiếu nhựa Tiền Phong đang dao động hơn 70.000 đồng/cổ phiếu, ước tính số tiền mà Sekisui bỏ ra trong thương vụ M&A này cũng xấp xỉ lên tới 1.000 tỷ đồng.

Người Nhật bỏ ngàn tỷ thâu tóm nhựa Việt
Ảnh minh họa

Có vẻ như đây là một thương vụ chuyển giao quyền lực làm đẹp lòng nhiều bên. Sau nhiều năm làm cổ đông chiến lược tại nhựa Tiền Phong, SCG mới đây tuyên bố thoái vốn vì kết quả hợp tác giữa đôi bên không mang lại nhiều giá trị, trong khi Sekisui Chemical đang cần tìm một thương hiệu lớn tại thị trường Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, nhất là tận dụng sức tiêu thụ từ thị trường ống nhựa do nhu cầu rất lớn từ bất động sản và xây dựng trong các năm tới

Ở trong Nam, người Nhật vừa gây tiếng vang lớn khi, Tập đoàn Sojitz Planet thâu tóm 20% cổ phần trong công ty con của nhựa Rạng Đông (HoSE:RDP). Rạng Đông là cái tên nổi tiếng trên thị trường bao bì và nhựa dân dụng. Giá trị M&A này không được công bố chi tiết.

Sau khi thâu tóm thành công, Sojitz Planet đã công bố dự án nhà máy mới đầu tiên trị giá 32 triệu USD tại Long An. Nhà máy mới có tổng diện tích 8,7ha, với nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại hoàn toàn nhập khẩu từ Đức, Ý, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Dự án sẽ giúp các sản phẩm của Rạng Đông tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trường nhựa Việt Nam, cùng với mục tiêu lọt vào Top 10 các công ty cung ứng sản phẩm phụ trợ về nhựa nổi bật ở châu Á.

Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường VIRAC, ngành nhựa trong nước tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2009 - 2016 đạt khoảng 11,0%, trong 3 tháng đầu năm 2017 sản lượng ước tính đạt hơn 1,79 triệu tấn, tăng khoảng 7,9% so với cùng kỳ năm 2016. Dự báo triển vọng ngành nhựa Việt Nam trong những năm tới vẫn rất khả quan khi tiêu thụ nhựa bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng lên 45kg vào năm 2020, thị trường bất động sản phục hồi thúc đẩy nhu cầu nhựa xây dựng và xu hướng dịch chuyển đầu tư FDI vào Việt Nam làm gia tăng tiêu thụ nhựa kỹ thuật.

Dù vậy, thách thức cũng không phải nhỏ. Hiện nay ngành nhựa Việt Nam đang trong tình trạng mất cân đối về cơ cấu sản xuất bởi trong khi các nước phát triển chú trọng các sản phẩm nhựa kỹ thuật thì DN Việt Nam chỉ mới tập trung vào mảng nhựa gia dụng và bao bì. Công nghệ yếu kém khiến các DN Việt Nam khó có thể sản xuất được các loại sản phẩm nhựa có hàm lượng kỹ thuật cũng như giá trị gia tăng cao như các sản phẩm thuộc nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.

“Hiện ngành nhựa Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài chiếm đến hơn 80% nhu cầu nguyên liệu nhựa các loại do trong nước chưa có khả năng sản xuất và tình trạng phụ thuộc này sẽ còn kéo dài gây nhiều khó khăn cho các DN trong ngành”, VIRAC nói.

Số lượng các DN trong ngành hiện lên đến gần 4.000, hơn 80% trong số này là các DNNVV với trình độ công nghệ còn hạn chế. Nhìn chung, việc các DN tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác ngoại có tiềm lực tài chính và trình độ công nghệ tiên tiến được xem là bước đi phù hợp để vừa mở rộng quy mô kinh doanh, vừa có cơ hội tái cấu trúc lại cơ cấu sản phẩm, phát triển hơn nữa các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn.

Nam Minh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data