Người dân Kon Tum khổ vì nắng hạn
Nhiều nơi tại TP. Kon Tum, người nông dân bất lực nhìn ruộng đồng nứt nẻ, cây trồng chết khô, giếng nước cạn kiệt. Theo thống kê mới nhất của TP. Kon Tum, đến nay, TP. Kon Tum trên 170ha cây trồng bị khô hạn. Nếu tình hình này còn kéo dài, diện tích cây trồng bị khô hạn ở một số địa phương có khả năng tăng cao.
Ví như, xã Chư Hreng, một trong những xã đang đối mặt với nhiều thách thức bởi nắng hạn. Xã có 2 con đập Đăk Hnor và đập Đăk Lái phục vụ tưới nước cho khoảng 55ha lúa. Thế nhưng, đã nhiều ngày không có mưa khiến đập Đăk Lái cạn kiệt, đập Đăk Hnor cũng không đủ nước tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn. Trước thực tế này, nhiều hộ dân trong xã chung tiền thuê máy múc về nạo vét đập Đăk Hnor, tận dụng lượng nước còn lại để lấy nước cứu lúa.
![]() |
Nhiều diện tích cây trồng của Kon Tum có nguy cơ mất trắng vì thiếu nước tưới |
Theo ông Lê Anh Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chư Hreng, tình hình khô hạn diễn biến rất phức tạp. Nếu những ngày tới không có mưa, chắc chắn nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân sẽ bị mất trắng. Hiện trên địa bàn xã Chư Hreng có hơn 20ha lúa thiếu nước tưới. Để cứu vãn, chính quyền địa phương huy động người dân nạo vét kênh mương, tiết kiệm nước tưới để cứu diện tích lúa còn lại.
Còn ông Phan Văn Pháp, Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết (TP. Kon Tum) cho biết, chính quyền xã đã chỉ đạo bơm chống hạn phục vụ cho các vùng xa, khó lấy nước. Vì lượng nước tại các lòng hồ trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt, nước sông bơm lên cũng không đảm bảo nên việc chống hạn rất khó khăn…
Hiện nay, nhiều huyện của tỉnh Kon Tum như Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Hà… cũng bị tác động tiêu cực bởi nắng hạn. Trong đó, Kon Rẫy là một trong những địa phương bị tác động nặng nề nhất. Để hạn chế tối đa thiệt hại, chính quyền và người dân tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng và đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân.
Theo UBND huyện Kon Rẫy, hiện các khu tưới thuộc các công trình thủy lợi Đăk Đam, Hố Chuối, Kon Bưu; Đăk Pô Công, Đăk Gur, Đăk Tờ Lung... đều bị thiếu nước, không đủ đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây trồng và phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân. Nắng hạn kéo dài trong thời gian tới, chắc chắn nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí mất trắng. Trong đó, có thể có đến 70ha lúa, 20ha cà phê.
Cùng với đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con huyện Kon Rẫy lại càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ việc tích nước tạm của hồ chứa thủy điện Thượng Kon Tum (để nghiệm thu các hạng mục công trình đầu mối) từ cuối tháng 2/2020. Trước tình hình này, huyện Kon Rẫy chỉ đạo xã Tân Lập huy động hơn 140 lao động, triển khai đắp hơn 400 bao tải cát để chặn, dẫn dòng vào cửa lấy nước của công trình thủy lợi Đăk Snghé nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho hơn 100ha lúa. UBND huyện Kon Rẫy cũng đã chỉ đạo các cấp chính quyền và người dân các địa phương chủ động, linh hoạt trong thực hiện các giải pháp chống hạn, hạn chế thiệt hại.
Theo đó, các xã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân sử dụng tiết kiệm nguồn nước, hạn chế tối đa việc khai thác nước quá mức cho việc tưới. Cùng với đó, thực hiện nhiều biện pháp như hướng dẫn nông dân chuyển đổi đất lúa thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp khác; nạo vét, sửa chữa các công trình thủy lợi, các công trình cấp nước bị hư hỏng, khơi sâu thêm giếng đào, tăng cường các biện pháp trữ nước.
Để ổn định nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân khu vực hạ du thủy điện, UBND huyện Kon Rẫy có văn bản số 182/UBND-TH gửi UBND tỉnh Kon Tum quan tâm chỉ đạo các sở, ngành liên quan và đơn vị chủ đầu tư phối hợp với địa phương kiểm tra, xác định phương án kiên cố hóa việc chặn, dẫn dòng vào cửa lấy nước của công trình thủy lợi Đăk Snghé.
Theo Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum, để hạn chế tình trạng thiếu nước tưới, đơn vị chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp như xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn, cấp nước phục vụ sản xuất. Từ đó, chủ động trong công tác điều tiết tưới nhằm hạn chế tối đa tình trạng thiếu nước vào các tháng cuối vụ.
Ngay từ đầu vụ đông xuân, Ban quản lý tổ chức triển khai nạo vét, phát dọn khơi thông dòng chảy cho tất cả các hệ thống kênh mương; sửa chữa các hạng mục công trình hư hỏng nhằm đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất cho nhân dân. Đồng thời, tiến hành bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị vận hành, các máy bơm dự phòng để đảm bảo chủ động trong công tác điều tiết phục vụ tưới và bơm nước khi có hạn xảy ra; vận động nhân dân tại một số công trình có khả năng xảy ra hạn, tổ chức sản xuất sớm để tận dụng nguồn nước còn nhiều tại thời điểm cuối mùa mưa.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
