Nghịch lý doanh nghiệp phá sản nhiều nhưng tuyển nhân sự vẫn khó
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chia sẻ tại Hội thảo “Vươn lên dẫn dắt trong thời kỳ suy thoái kinh tế” do Udemy - nền tảng đào tạo doanh nghiệp, cùng FUNiX và VINASA tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội, bà Bùi Nguyệt Anh, Giám đốc Cấp cao BNI Vietnam cho biết, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang rất khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp để tăng năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế thì việc xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng. Theo đó, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã và đang có những chương trình đào tạo hoặc liên kết đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực.
Theo báo cáo Future of Jobs của Diễn đàn Kinh tế thế giới, 40% người lao động sẽ liên tục cần đào tạo lại trong vòng 6 tháng và đến năm 2025 thì 50% nguồn nhân lực sẽ phải đào tạo lại.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc Học viện Đào tạo Doanh nghiệp thuộc FUNiX, khẳng định lãnh đạo doanh nghiệp cần chọn giải pháp đào tạo nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.
Còn bà Bùi Nguyệt Anh từ BNI Vietnam thì khẳng định sự đoàn kết học tập lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, học tập, trau dồi. Nâng cao kiến thức của nhân viên theo phương châm 6D được bà Nguyệt Anh đề cập, gồm: Đôn đốc, Động viên, Đo lường, Đúng, Đủ, Đều. Trong đó, Đúng, Đủ, Đều là tiền đề để xây dựng văn hóa học tập tại doanh nghiệp.
![]() |
Quang cảnh Hội thảo |
Thực tế đã chứng minh những doanh nghiệp nào có lực lượng nhân lực tốt sẽ thành công hơn 20% những doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực. Chính vì vậy, việc đào tạo nhân lực là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Đánh giá về việc nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Hùng Sơn - Ủy viên Ban thường vụ Vinasa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI, cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp ai cũng muốn xây dựng văn hóa học tập và sẵn sàng đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bởi họ ý thức được nếu không làm sẽ mất đi năng lực cạnh tranh. Vì vậy, đội ngũ cấp dưới hãy tự tin đề xuất, chia sẻ kế hoạch học tập, đào tạo cho lãnh đạo của mình.
Ngược lại, chủ doanh nghiệp nên phân công công việc phù hợp, đảm bảo thời gian cho nhân viên trau dồi kiến thức, kĩ năng. Doanh nghiệp nên kiên nhẫn và tạo điều kiện học tập cho nhân viên để phát triển văn hóa học tập. Việc đầu tư học tập cho nhân sự sẽ nâng tầm trải nghiệm của nhân viên, tạo ra môi trường nâng cao chuẩn mực doanh nghiệp...
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
