agribank-vietnam-airlines

Nghị định số 20/2025/NĐ-CP: Thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Nghị định số 20/2025/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết) đã góp phần gỡ bỏ các rào cản và tăng cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Việt Nam khi loại bỏ mối quan hệ liên kết với ngân hàng thương mại.
aa
Bà Đinh Mai Hạnh
Bà Đinh Mai Hạnh

Đây là chia sẻ của bà Đinh Mai Hạnh, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế & Pháp lý, Phụ trách toàn quốc về tư vấn giá giao dịch liên kết, Deloitte Việt Nam. Cũng theo bà Hạnh, các doanh nghiệp nên nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng từ các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

Thưa bà, nhiều doanh nghiệp từng phản ánh rằng việc xem ngân hàng thương mại là bên liên kết chỉ vì phát sinh khoản vay lớn là chưa hợp lý. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

Đây là một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động. Khi làm việc với các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn đều có chung một khó khăn: họ cần nguồn vốn lớn, đặc biệt là từ các ngân hàng thương mại để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc vay vốn ngân hàng là nhu cầu thực tế, mang tính thương mại thông thường. Tuy nhiên, theo quy định trước đây, nếu doanh nghiệp có khoản vay lớn từ ngân hàng thương mại, họ có thể bị xếp vào diện có quan hệ liên kết mặc dù không có quan hệ sở hữu về vốn, kiểm soát hay điều hành.

Việc bị xếp vào nhóm có quan hệ liên kết kéo theo nhiều hệ lụy. Đầu tiên, doanh nghiệp phải lập Hồ sơ giao dịch liên kết, một yêu cầu tuân thủ phức tạp, đòi hỏi tốn kém thời gian và nguồn lực. Quan trọng hơn, doanh nghiệp bị khống chế chi phí lãi vay ở mức 30% EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization: Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao). Điều này có thể gây ra áp lực tài chính lớn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, chưa tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, EBITDA âm, toàn bộ chi phí lãi vay không được trừ, khiến gánh nặng tài chính càng trở nên nặng nề.

Điều này tạo ra rào cản trong việc tiếp cận vốn vay hợp pháp. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn là yếu tố sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp trẻ hoặc đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nếu bị hạn chế về khả năng khấu trừ chi phí lãi vay, doanh nghiệp có thể đối diện với nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh, thậm chí là mất đi cơ hội phát triển.

Theo bà, việc Nghị định số 20/2025/NĐ-CP (Nghị định 20) loại bỏ mối quan hệ liên kết với ngân hàng thương mại có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?

Đây là một thay đổi rất tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Theo quy định mới trong Nghị định 20, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại không còn bị xem là có quan hệ liên kết nếu giữa họ không tồn tại mối quan hệ về vốn góp, điều hành, kiểm soát lẫn nhau hoặc bởi một bên thứ ba. Điều này giúp giảm bớt áp lực tuân thủ cho doanh nghiệp, đặc biệt là yêu cầu lập Hồ sơ giao dịch liên kết và khống chế chi phí lãi vay, đảm bảo tính hợp lý và minh bạch của chính sách thuế, phù hợp với nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức”.

Việc loại bỏ mối quan hệ liên kết này không chỉ giúp doanh nghiệp được khấu trừ chi phí lãi vay hợp lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn, giúp doanh nghiệp có thêm dư địa tài chính để tái đầu tư, mở rộng hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một bước tiến quan trọng, góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch hơn và hỗ trợ sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới.

Nếu không còn mối quan hệ liên kết với ngân hàng thương mại, phần chi phí lãi vay vượt mức khống chế những năm trước sẽ được xử lý như thế nào, thưa bà?

Theo quy định, nếu doanh nghiệp không còn phát sinh giao dịch liên kết, phần lãi vay vượt mức khống chế từ các năm trước 2024 sẽ được phân bổ đều và chuyển tiếp sang các năm tiếp theo, theo thời hạn còn lại trong khung 5 năm. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong việc được tiếp tục khấu trừ chi phí lãi vay chưa chuyển tiếp hết trong giai đoạn trước.

Nếu doanh nghiệp vẫn có các hình thức liên kết khác, phần lãi vay vượt mức sẽ tiếp tục được chuyển tiếp theo nguyên tắc khống chế 30% EBITDA như trước đây. Do đó, việc rà soát lại tình trạng giao dịch liên kết là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt nhất các quyền lợi thuế, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo quy định mới.

Ngoài các điểm thay đổi vừa nêu trên, Nghị định 20 còn điểm thay đổi nào đáng chú ý nữa không, thưa bà?

Nghị định còn bổ sung hình thức liên kết của tổ chức tín dụng với công ty con, hoặc với công ty kiểm soát, hoặc với công ty liên kết theo Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, hình thức quan hệ liên kết của các tổ chức tín dụng quy định tại Nghị định 20 đã được thắt chặt hơn, tham chiếu theo Luật Các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp cung cấp các thông tin về người có liên quan trong các tổ chức tín dụng cho mục đích quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết với các tổ chức tín dụng khi cơ quan thuế yêu cầu.

Ngoài ra, quy định cũng bổ sung thêm trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập cũng thuộc đối tượng phải kê khai thông tin giao dịch liên kết và thuộc phạm vi áp dụng quy định về giao dịch liên kết. Do đó, doanh nghiệp cần rà soát, tiến hành kê khai và chuẩn bị hồ sơ chứng minh tính tuân thủ nguyên tắc giá thị trường cho các giao dịch phát sinh với chi nhánh hạch toán độc lập nếu có.

Nghị định cũng ban hành Phụ lục I - Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết thay thế cho mẫu hiện tại. Nghị định 20 có hiệu lực thi hành từ ngày 27/3/2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp nên nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng từ các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

Xin cảm ơn bà.
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data