Nghệ An: Kinh tế có nhiều khởi sắc
Nghệ An tiếp tục duy trì đà tăng trưởng Nghệ An: Tăng cường tiếp cận, hấp thụ vốn ngân hàng |
![]() |
Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của Nghệ An đang có nhiều khởi sắc. |
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 12,57% so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế 10 tháng, IIP ước tăng 5,92% so với cùng kỳ.
Trong tháng 10/2023 (tính đến 22/10/2023), tỉnh đã cấp mới giấy phép đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn đầu tư 3.312,8 tỷ đồng. Lũy kế trong năm 2023 (tính đến ngày 22/10/2023), trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp mới (chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 102 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 38.992,8 tỷ đồng; điều chỉnh 138 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 36 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng 6.165,8 tỷ đồng. Tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh là 45.158,6 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng dự án cấp mới tăng 15,9%, tổng vốn đăng ký cấp mới gấp 1,8 lần.
Cũng tính đến ngày 20/10/2023, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã giải ngân 4.912,832 tỷ đồng, đạt 54,38% kế hoạch. Trong đó, nguồn đầu tư công tập trung đã giải ngân 2.805,484 tỷ đồng, đạt 50,24% kế hoạch. Đã thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công đợt 2, trong đó điều chỉnh giảm kế hoạch của 30 dự án giải ngân chậm, không có khả năng giải ngân hết kế hoạch được giao để bổ sung vốn cho 23 dự án có tiến độ giải ngân tốt với số vốn 426,198 tỷ đồng.
Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, theo đại diện UBND tỉnh Nghệ An, địa phương sẽ bám sát kịch bản tăng trưởng, dự báo sát tình hình; rà soát các chỉ tiêu, mục tiêu để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư tập trung triển khai, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tư công, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI để sớm xây dựng, hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; tăng cường và chủ động các phương án phòng, chống lụt bão.
Bên cạnh đó, tăng cường rà soát thu ngân sách, quản lý chi ngân sách bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý thu, chi ngân sách; tăng cường các giải pháp chống thất thu; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ về thủ tục, triển khai thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn trong Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp; dự án trọng điểm trên địa bàn...
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược
