Ngành tái chế đang đứng trước nhiều cơ hội
Ngành nhựa sẽ “xanh hóa” để phát triển bền vững PRO Việt Nam được uỷ quyền tổ chức tái chế bao bì |
Trên thế giới, nhiều nước và nhà nhập khẩu các mặt hàng quần áo, thời trang cũng đã đưa ra yêu cầu sản phẩm phải có tỷ lệ khoảng 30–60% là nguyên liệu tái chế. Dù được lựa chọn 1 trong 3 hình thức thực thi (tự tổ chức thu gom, tái chế; thuê bên thứ ba thu gom, tái chế hoặc đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường), nhưng các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều thách thức khi thực hiện.
Với trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trong ngành dệt may, ông Nguyễn Huy - Tổng Giám đốc ngành hàng - đảm bảo kinh doanh tại Việt Nam và Campuchia của công ty Intertek cho rằng, việc áp dụng tiêu chuẩn cho ngành dệt may thực sự rất cần thiết. Hiện Tiêu chuẩn Textile Exchange đang phổ biến tại Việt Nam với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, môi trường, kiểm soát hóa chất. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may phải đảm bảo các khai báo trên sản phẩm và sẽ chịu trách nhiệm khai báo. Khác với các chứng nhận trước đây, hiện tại trên từng sản phẩm dệt may sử dụng nguyên liệu tái chế phải đảm bảo tỷ lệ tái chế và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, nhãn SP gắn liền với sản phẩm.
![]() |
Ngành nhựa đã tiên phong trong xử lý sản phẩm tái chế |
Đồng quan điển trên, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp cần cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tái chế, tìm hiểu các thông tin theo quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, quy định kỹ thuật về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Và quan trọng là các cơ quan quản lý cần hoàn thiện các cơ chế chính sách về tái chế.
Hiện nay, các nhà sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc theo quy định.
Trên thực tế, ngành nhựa đang tiên phong trong việc tái chế tiến tới sản xuất xanh, điển hình là công ty DUYTAN Recycling (Long An) đã đầu tư xây dựng nhà máy nhựa tái chế rộng 65.000 m2, có tổng công suất 100.000 tấn/năm, với dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu mới từ châu Âu. Ngoài những tiêu chuẩn ISO cho hệ thống quản lý, sản phẩm của công ty còn đáp ứng tiêu chuẩn của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), được chứng nhận từ Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA)... Đây là đơn vị tham gia chuỗi cung ứng của một số nhãn hàng toàn cầu, gồm Coca Cola, Nestle, Lavie, Unilever, Suntory Pepsico... đã giúp nhiều doanh nghiệp nhựa và những ngành liên quan thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn.
Để đạt được các mục tiêu về khí hậu phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam theo Thỏa thuận Paris và Hội nghị COP 26, ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phụ trách chính sách của Eurocham cho rằng, việc thiết lập thị trường tín chỉ carbon là định hướng quan trọng để Việt Nam đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giúp các doanh nghiệp và nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế nâu (dựa vào tài nguyên) sang xanh. Là một quốc gia có gần 15 triệu ha rừng, ngành lâm nghiệp Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra doanh thu từ thị trường tín chỉ carbon.
Để làm được điều này, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý về trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi tín dụng, bù đắp; xác định tổng hạn ngạch phát thải và phân bổ cho các ngành, doanh nghiệp và xác định các ngành, dự án tiềm năng. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức và đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để chuẩn bị tốt cho thị trường tín chỉ carbon.
“Chúng tôi luôn chia sẻ chuyên môn và chuyển giao công nghệ. Eurocham ủng hộ Việt Nam xây dựng cơ chế và giám sát minh bạch về kiểm kê khí nhà kính, để phát triển thị trường tín chỉ carbon”, ông Jean Jacques Bouflet nói.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá, chính sự chuyển đổi chuẩn hóa quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu “xanh” của thị trường đã giúp doanh nghiệp tiếp cận nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Theo bà Hạnh, bên cạnh chuyển hướng sản xuất xanh, doanh nghiệp cần đồng hành cùng Chính phủ, hiệp hội nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh nhằm nhận được sự hưởng ứng tiêu dùng của cộng đồng xã hội và giảm áp lực về giá thành sản phẩm xanh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
