agribank-vietnam-airlines

Ngành Ngân hàng tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022

Hương Giang - Hoàng Giáp
Hương Giang - Hoàng Giáp  - 
Đây là chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2022, diễn ra ngày 29/12/2021.
aa
nganh ngan hang tap trung hoan thanh cac nhiem vu trong tam trong nam 2022
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Đây là năm đầu tiên đất nước bước vào thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2026, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 ảnh hưởng nghiệm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã kịp thời cập nhật tình hình, đề ra chủ trương, đường lối, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chưa từng có tiền lệ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đưa đất nước ta vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn trong kiểm soát dịch bệnh và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Với ngành Ngân hàng, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, năm 2021 mang tới nhiều thách thức trong việc điều hành chính sách tiền tệ khi kinh tế thế giới có nhiều biến động, phía Hoa Kỳ có quan ngại về vấn đề thao túng tiền tệ, đòi hỏi NHNN phải chủ động đàm phán; doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng đối mặt với rủi ro nợ xấu gia tăng… Nhưng 2021 cũng là một năm rất đặc biệt khi kỷ niệm 70 năm Ngân hàng Việt Nam, vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và có bài phát biểu quan trọng động viên các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng. Cũng trong năm 2021 ngành Ngân hàng nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Vì vậy, toàn ngành Ngân hàng đã vào cuộc quyết liệt triển khai các nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm. Ban lãnh đạo NHNN duy trì họp giao ban thường xuyên để nắm bắt tình hình phát sinh, vướng mắc, những diễn biến mới về kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế để thống nhất chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động. Các đơn vị thuộc NHNN, và hệ thống các tổ chức tín dụng đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân do tác động của dịch Covid-19.

Nhìn lại năm qua, chính sách tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng góp phần vào kiểm soát lạm phát ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô; thị trường tiền tệ ngoại hối ổn địn; an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng được đảm bảo; công cuộc tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, xử lý ngân hàng yếu kém có tiến triển; ứng dụng công nghệ vào hoạt động thanh toán, đa dạng hóa dịch vụ, tiện ích cho người dân và doanh nghiệp, từng bước thực hiện chuyển đổi số; nhiều công việc khác đã được triển khai tích cực.

Bên cạnh các kết quả nêu trên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi phải nhận diện, đánh giá tại Hội nghị này để từ đó, xác định được những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành năm 2022. Vì vậy, Thống đốc đề nghị các đồng chí đại biểu trong ngành tập trung lắng nghe, phát biểu, tích cực đóng góp ý kiến cho Hội nghị. Các ý kiến tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022; phát hiện và cảnh báo những vấn đề tiềm ẩn rủi ro cần lưu ý để kiến nghị, đề xuất giải pháp trong năm tới; tập trung trao đổi về các vấn đề như điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, triển khai các giải pháp để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, vấn đề tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng; thúc đẩy chuyển đổi số trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đề nghị các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Các đơn vị phải rà soát, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, ưu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu… để dành nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro và tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thống đốc NHNN đề nghị toàn Ngành quán triệt chủ trương, định hướng, mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nâng cao khả năng thích ứng với diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; Quán triệt phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với bảo đảm an toàn hiệu quả, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro; Triển khai có hiệu quả tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD, xử lý có hiệu quả ngân hàng yếu kém; Thúc đẩy chuyển đổi số ngày càng đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận các tiện ích thương mại cho doanh nghiệp và người dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thống đốc đề nghị quán triệt các giải pháp, định hướng chỉ đạo điều hành chi tiết của ngành Ngân hàng trong năm 2022 được đề cập trong báo cáo tại Hội nghị này, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN chỉ đạo toàn diện mọi mặt hoạt động, chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc các bộ, ban, ngành để thực hiện mục tiêu Chính phủ đề ra cho năm 2022.

Hương Giang - Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data