agribank-vietnam-airlines

Ngành Ngân hàng Quảng Bình đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Thời gian gần đây, ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tập trung đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
aa

Tập trung giảm lãi suất cho khách hàng

Ngay từ đầu năm 2023, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã tập trung chỉ đạo các TCTD trên địa bàn hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế ở địa phương; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đồng thời, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã có nhiều văn bản chỉ đạo các TCTD trên địa bàn, giảm lãi suất nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng khách hàng.

Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5%- 2,0%/ năm, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Trong bối cảnh đó, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lẫn người dân.

Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình đã đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tập trung đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình đã và đang đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

Ông Lương Hải Lưu, Phó Giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh Quảng Bình cho biết, chi nhánh tăng cường chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; Chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm các quy định của NHNN về lãi suất tiền gửi; tiếp tục triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi. Qua đó, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. NHNN chi nhánh tỉnh cũng làm việc trực tiếp với các TCTD trên địa bàn, yêu cầu giảm lãi suất tiền gửi và cho vay (gồm các khoản vay mới và các khoản vay còn dư nợ hiện hữu), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phục hồi và phát triển. Với nhiều nỗ lực đến nay, mặt bằng lãi suất trên địa bàn đã giảm từ 1,0-3%/năm. Bởi vậy, hiện lãi suất ngân hàng đã không còn là ‘bài toán khó’ đối với nhiều doanh nghiệp ở Quảng Bình.

Được biết, trên địa bàn Quảng Bình hiện có hơn 8.500 doanh nghiệp. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, thời gian qua cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, nổi lên tình trạng sức mua của thị trường suy yếu, doanh thu sụt giảm, đơn hàng có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm. Thiếu đơn hàng, sụt giảm doanh thu khiến nhiều doanh nghiệp chật vật trong việc giữ chân người lao động. Có đơn vị phải chấp nhận thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm, hoặc cắt giảm lao động…

Ông Võ Xuân Trung, Giám đốc Xí nghiệp May Hà Quảng (TP. Đồng Hới) cho biết, trong thời gian qua đơn vị phải đối mặt với tình trạng khan hiếm đơn hàng và giá gia công giảm mạnh. Cụ thể, đơn hàng thiếu hụt khoảng 30% và giá gia công giảm từ 25-30% nên tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn…

các TCTD trên địa bàn tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh
Các TCTD trên địa bàn Quảng BÌnh nỗ lực tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đứng trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp địa phương, từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã tổ chức 2 Hội nghị kết nối Ngân hàng- Doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thông qua các hội nghị kết nối, doanh nghiệp và ngân hàng cùng ngồi lại với nhau, cùng tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như, giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng...

Hỗ trợ kinh tế địa phương phục hồi và tăng trưởng

Thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, NHNN chi nhánh Quảng Bình đã tăng cường chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn chủ động rà soát để nắm bắt nhu cầu, thông báo, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, thủ tục; tích cực truyền thông, thông tin về chính sách bằng nhiều hình thức… Đến 30/9/2023, có 8 khách hàng được hỗ trợ với dư nợ được hỗ trợ lãi suất 53.661 triệu đồng…

Trên thực tế, hiện việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, ở Quảng Bình cũng như nhiều địa phương trong cả nước đang gặp những khó khăn. Nguyên nhân chính nhiều khách hàng không đáp ứng điều kiện. Hoặc, có khách hàng đủ điều kiện nhưng lại từ chối nhận hỗ trợ lãi suất, chủ yếu do tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra của khách hàng (nhất là doanh nghiệp). Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vay vốn tại các NHTM nhưng không có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ...

Với nhiều nỗ lực, trong đó có sự góp sức của ngành Ngân hàng, đến nay tình hình kinh tế - xã hội ở Quảng Bình đã đạt được nhiều ấn tượng
Với nhiều nỗ lực, trong đó có sự góp sức của ngành Ngân hàng, đến nay tình hình kinh tế - xã hội ở Quảng Bình đã đạt được kết quả khả quan.

Tuy vậy, nhìn chung bên cạnh những nỗ lực của ngành Ngân hàng, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn, các cơ quan cức năng ở Quảng Bình cũng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)…

Với nhiều nỗ lực, trong đó có sự góp sức của ngành Ngân hàng, đến nay tình hình kinh tế - xã hội ở Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, 9 tháng năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển ổn định. Nổi bật là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 21.241,4 tỷ đồng, tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Quảng Bình trong 9 tháng qua cũng tăng tới 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 4,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 18,7%... Tính đến ngày 14/9/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cũng đã cấp đăng ký thành lập mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 8.436 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký hơn 112.572 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay cũng đã có 185 doanh nghiệp hoạt động trở lại, đây thực sự là những con số đáng mừng, sau một quãng thời gian khó khăn.

ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình cũng sẽ tăng cường chuyển đổi số để nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân.
Ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình sẽ tăng cường chuyển đổi số để nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân.

Tiếp tục đồng hành cùng nền kinh tế địa phương, cũng theo ông Lương Hải Lưu, trong thời gian đến ngành Ngân hàng trên địa bàn sẽ tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp khác để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm 1,5% đến 2,0%), đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu. Đồng thời, chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất hợp lý, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng; Tiếp tục rà soát, cắt giảm phí, lệ phí không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Đồng thời, ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Bình cũng sẽ tăng cường chuyển đổi số để nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng vay nhằm tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm. Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, hiểu biết cho khách hàng về các sản phẩm, chương trình của ngân hàng.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngày 10/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Từ ngày 21 – 25/3/2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với các NHNN chi nhánh, hệ thống TCTD tại khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh) và khu vực 14 (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Đây là các khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,.
Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Ngày 20/3/2025, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 11 và hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 11”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trương Công Thái đồng chủ trì hội nghị.
Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhan dịp tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 10” do NHNN tổ chức tại Khánh Hòa, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Vương Hồng Lĩnh, Phó Tổng Giám đốc Agribank để bạn đọc hiểu hơn về những kế hoạch của Agribank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Trong khi thị trường lúa gạo khá trầm lắng, thì tại các vựa lúa của người dân, hợp tác xã trồng theo Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở ĐBSCL, không khí thu hoạch vụ Đông Xuân vẫn rất rộn ràng. Nông dân phấn khởi khi lúa chín tới đâu, công ty thu hoạch hết tới đó, giá lúa lại ổn định, thu nhập cao hơn so với lúa trồng thông thường.
LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Gói vay 8.000 tỷ đồng có lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,8%/năm, quy trình tinh gọn, thủ tục nhanh chóng là những điểm cộng trong chính sách của Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) dành cho Khách hàng Doanh nghiệp ngay từ những tháng đầu năm 2025.
“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Hơn 3 thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Sáng ngày 12/3/2025, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập NHNN Khu vực 9 và Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 9". Sự kiện có sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các đại biểu lãnh đạo UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, các sở, ngành liên quan. Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội Doanh nghiệp và lãnh đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cũng tham dự.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data