Ngành Ngân hàng Ninh Bình: Quyết liệt các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
![]() | Khách du lịch đến Ninh Bình tăng 12% mỗi năm |
![]() | Ninh Bình phát huy hiệu quả tín dụng chính sách |
![]() |
Ngành Ngân hàng Ninh Bình quyết liệt các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp |
Bám sát Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh; NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã chủ động đề ra nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Ông Nguyễn Minh Khôi - Giám đốc NHNN tỉnh đã có văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và trực tiếp làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh để rà soát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, để từ đó triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch.
NHNN tỉnh đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận và xử lý kịp thời, triệt để các kiến nghị, đề xuất và khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, các Hiệp hội trên địa bàn. Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 12/3/2020 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các ngân hàng cấp trên. Tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá, thống kê dư nợ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, nông nghiệp, xuất khẩu,... đưa ra những giải pháp hỗ trợ cụ thể, thể hiện sự đồng hành chia sẻ của ngành Ngân hàng Ninh Bình đối với người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Kết quả đến ngày 6/5/2020, trên địa bàn tỉnh có 90 khách hàng bị ảnh hưởng, đủ điều kiện được các ngân hàng áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn với số dư nợ 600 tỷ đồng, doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đạt 350 tỷ đồng với 365 khách hàng. Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 70 khách hàng với số dư nợ 560 tỷ đồng; miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ hiện hữu là 40 tỷ đồng, với số lãi được miễn giảm là 50 triệu đồng cho 20 khách hàng.
Đồng thời, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) từ mức 6,0%/năm xuống mức 5,5%/năm.
*******
Song song với đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt; tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, góp phần hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây lan; tăng cường các hoạt động trực tuyến trong thực hiện các thủ tục giao dịch tiền tệ, tín dụng, cắt giảm các thủ tục không cần thiết để hạn chế khách hàng đi lại và đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch.
Các ngân hàng đã 3 lần liên tiếp giảm phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Miễn phí chuyển mạch đối với các giao dịch thanh toán trực tuyến, các dịch vụ công; giảm phí chuyển mạch đối với các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng có giá trị nhỏ (từ 500.000 đồng/giao dịch trở xuống) từ 1.800 đồng/giao dịch xuống còn 500 đồng/giao dịch. Tiếp tục giảm 50% đối với phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng cho các giao dịch có giá trị từ 500.000 - 2.000.000 đồng áp dụng từ ngày 25/3/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Áp dụng chính sách miễn phí chuyển tiền ủng hộ phòng, chống dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, NHNN tỉnh đã chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân tích cực triển khai và báo cáo để được NHNN đưa vào danh sách các tổ chức tín dụng được Cơ quan quản lý thuế thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, NHNN tỉnh yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải có phương án phòng chống dịch cụ thể trong toàn hệ thống từ trụ sở chính đến chi nhánh, phòng giao dịch…; thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch không để cán bộ, công chức và người lao động phải cách ly, bị lây nhiễm bệnh làm ảnh hưởng hoạt động; thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị số 15/CT-TTg, số 16/CT-TTg, số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 03/CĐ-NHNN, Công điện số 04/CĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
*******
Thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ và của tỉnh, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng Ninh Bình xác định việc chia sẻ khó khăn, đẩy lùi dịch bệnh, cùng đồng hành với doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2020.
NHNN tỉnh tiếp tục triển khai cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác tiền tệ, tín dụng, ngân hàng tới các Chi nhánh Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, Ngân hàng Chính sách xã hội và các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thường xuyên nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế, để tham mưu với tỉnh và Trung ương trong chỉ đạo, điều hành chính sách. Cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cho các tổ chức tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong quá trình thực thi nhiệm vụ cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, chú trọng công tác thanh kiểm tra việc thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, truyền thông để các doanh nghiệp và nhân dân nắm bắt, hiểu hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Đảm bảo cân đối nguồn vốn để cho vay mới với lãi suất ưu đãi; đa dạng hóa các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tập trung giải ngân nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị mất việc làm.
Tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để hạn chế giao dịch trực tiếp và tạo điều kiện hơn nữa cho khách hàng tiếp cận tín dụng. Tiết giảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm tiếp lãi suất và phí dịch vụ ngân hàng. Tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn, thông suốt, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
