Ngành hàng tiêu dùng đối mặt nhà đầu tư ngoại
![]() | Hàng tiêu dùng trong nước: Tăng trưởng thiếu bền vững |
![]() | DN ngành hàng tiêu dùng nhanh: Nhất thiết phải nâng cao năng lực |
![]() | DN trong ngành hàng tiêu dùng: Những quyền lực mới |
Theo số liệu do Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (Kita) công bố mới đây, xuất khẩu của nước này trong quý I/2016 sang Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh nhiều thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc, lại giảm mạnh.
Cụ thể trong quý vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam, thị trường lớn thứ ba của Hàn Quốc, duy trì đà tăng trưởng với mức tăng 7,6%, lên 7 tỷ USD. Trong số 4 quốc gia là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, Việt Nam cũng là nước duy nhất có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dương.
Cụ thể, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc, thị trường lớn nhất, đã giảm 15,7%. Đây là mức giảm lớn nhất trong vòng 7 năm qua. Cũng trong quý I vừa qua, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 3,3%; và sang Nhật Bản giảm 13,1%.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các chuyên gia phân tích, xét về nhóm mặt hàng, xuất khẩu thiết bị bán dẫn, màn hình tấm phẳng, sản phẩm hóa dầu, phụ tùng ôtô và vật liệu tổng hợp của Hàn Quốc trong quý vừa qua đã giảm mạnh. Sự sụt giảm kim ngạch các nhóm hàng là nguyên phụ liệu cho sản xuất công nghiệp được đánh giá là hậu quả của việc thay đổi cấu trúc và chiến lược thương mại của Hàn Quốc. Cụ thể, thay đổi này do cả yếu tố tác động bên ngoài và chuyển dịch bên trong.
Theo đó, Trung Quốc hiện đang đầu tư rất nhiều và mở rộng cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực như thiết bị bán dẫn, đồng thời tìm cách giảm nhập khẩu. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao kim ngạch xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc lại giảm mạnh chưa từng có trong vài năm trở lại đây.
Với chuyển dịch từ bên trong, Hàn Quốc đang mở rộng đầu tư ra khỏi lãnh thổ, mà cụ thể là di dời cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, với tốc độ ngày càng mạnh. Chỉ trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau sự “đổ bộ” của Samsung, Hàn Quốc đã nhanh chóng chiếm ngôi đầu bảng của Nhật Bản trên bảng xếp hạng thu hút FDI vào Việt Nam.
Như vậy, thay vì phải tìm đường xuất khẩu nguyên phụ liệu, thì việc rót vốn đầu tư mạnh tay của Hàn Quốc tại Việt Nam cũng làm giảm đáng kể tốc độ xuất khẩu nhóm hàng này. Trong bối cảnh đó, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc đang chuyển hướng tới các thị trường hàng tiêu dùng.
Như vậy, thay vì xuất khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất thì Hàn Quốc sẽ chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng. Đây là dấu hiệu đáng chú ý đối với Việt Nam vì hệ thống phân phối đang chứng kiến sự đổ bộ của những DN bán lẻ Hàn Quốc, vốn đã là dấu hiệu đáng lo ngại cho các DN bán lẻ nội địa. Cùng với sự hậu thuẫn từ cắt giảm thuế quan sau khi mở cửa hội nhập, nguy cơ tràn lấn của hàng tiêu dùng từ Hàn Quốc sẽ ngày càng hiện hữu.
Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc, từ đầu năm 2015, Việt Nam đã cắt giảm thuế suất của nhiều mặt hàng và đến năm 2018 hầu hết các nhóm hàng tiêu dùng sẽ có mức thuế về 0%.
Trước mắt, từ đầu năm 2015, các mặt hàng thuộc nhóm thông thường đã được xóa bỏ thuế quan. Sang năm 2016 sẽ có thêm 340 dòng thuế thuộc nhóm linh hoạt giảm thuế về 0%. Nhóm mặt hàng này gồm nông nghiệp (thủy sản, thịt gà, bánh kẹo, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ động thực vật, rau quả...), nhóm công nghiệp (dệt may, hóa chất, máy móc thiết bị, nhựa, giấy, sản phẩm kim loại cơ bản, vật liệu xây dựng...).
Nguy cơ đến gần không chỉ từ phía Hàn Quốc. Theo cam kết của Việt Nam khi thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2015-2018, hàng ngàn mặt hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Qua đó, giá của nhiều mặt hàng tiêu dùng sẽ rẻ hơn.
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành, từ đầu năm 2015 đã có thêm 1.715 dòng thuế giảm về 0% (trước đó là 5%). Các nhóm hàng cắt giảm thuế thuộc các ngành nông nghiệp, nông sản (thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm), nhiên liệu (xăng dầu, than)… Tính đến thời điểm này, 90% các dòng thuế trong biểu ATIGA đã có thuế suất bằng 0. Việc này tạo thuận lợi rất lớn cho các DN sản xuất hàng tiêu dùng nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia từ Hàn Quốc hay nhóm nước Asean muốn “tấn công” thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam.
Trong cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2015, nhóm hàng tiêu dùng ước đạt 14,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,4% và chiếm tỷ trọng 8,7%. Như vậy nhập khẩu hàng tiêu dùng trong năm vừa qua chỉ chiếm chưa đầy 10% trong cơ cấu hàng nhập khẩu. Mặc dù nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thành xu hướng lớn, song với các diễn biến như trên, cũng cần lưu ý vì nó có thể ảnh hưởng tới sản xuất trong nước.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
