Ngành điều về đích sớm
![]() | Ngành điều vẫn phụ thuộc nhập khẩu |
![]() | Luôn ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn, trong đó có ngành điều |
Ông Trần Văn Yên, xã Tiến Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước phấn khởi cho biết, vụ mùa này gia đình ông “trúng” lớn vì giá thu mua hạt điều khô trong tỉnh hiện nay đã đạt mức 52.000đ/kg. Đây có thể coi là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Nếu như so với cách đây chỉ vài tháng thì mức giá này đã tăng hơn 10.000đ/kg và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Các DN cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm điều |
Tương tự, nhiều hộ trồng điều tại một số tỉnh miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương... cũng đang dốc hàng để cung ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu điều, bởi mức giá thu mua hạt điều thô tại đây tăng khá cao, trung bình từ 50.000đ – 60.000đ/kg. T
uy nhiên, điều đáng nói nguồn hàng tại địa phương ở những tỉnh thành nơi tập trung vùng trồng điều nguyên liệu đang dần cạn kiệt bởi khi giá thành vừa lên cao, một số hộ đã nhanh chóng đẩy hàng đi một phần vì đạt mức giá kỳ vọng, phần khác không có điều kiện dự trữ. Trong khi đó, tại các DN, nhà máy chế biến điều xuất khẩu, do không đủ nguyên liệu đã phải lên kế hoạch nhập khẩu từ sớm để đáp ứng đơn hàng.
Ông Nguyễn Quốc Như, Giám đốc phụ trách mặt hàng nông sản xuất khẩu Công ty TNHH Tân Hòa (Tây Ninh) cho biết, do lượng điều nguyên liệu thu mua được của nông dân trong nước không nhiều, trong khi đó phải đợi vài tháng nữa mới đến vụ thu hoạch mới nên thời gian không kịp giao hàng. Chính vì vậy, công ty đã chủ động nhập lượng hàng lớn từ Campuchia về để phục vụ chế biến, xuất khẩu.
Theo vị giám đốc này, giá thu mua điều thô nguyên liệu năm nay tương đối cao, tăng khoảng 10% so với năm trước nhưng bù lại giá xuất khẩu cũng tăng, trung bình đạt hơn 8.000 USD/tấn và nhu cầu của bạn hàng ở một số nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc... tăng mạnh nên DN đang nỗ lực đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, khối lượng điều xuất khẩu tháng 11 ước đạt 29.000 tấn với giá trị đạt 257 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 11 tháng đầu năm 2016 đạt 320.000 tấn nâng giá trị lên gần 2,6 tỷ USD, tăng 6,2% về khối lượng và 18,3 về giá trị so với cùng kỳ. Dự báo cả năm, xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỷ, trong đó nhân điều là 2,5 tỷ (mức cao nhất từ trước đến nay).
Với kết quả này, năm 2016 Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia sản lượng và giá trị của ngành điều Việt Nam tăng trong thời gian qua dù là tín hiệu đáng mừng song chưa bền vững.
Bởi tính đến thời điểm hiện tại, 60 -70% lượng điều chế biến xuất khẩu trong nước vẫn đang phải nhập khẩu từ Campuchia, một số nước châu Phi... nên chất lượng và số lượng khá bấp bênh, khó kiểm soát. Hơn nữa nhìn vào cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, vẫn chủ yếu là xuất thô, nên hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), bài toán phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để bởi có những thời điểm giá thu mua nguyên liệu xuống thấp, người nông dân trồng điều lại chặt bỏ để trồng loại cây khác khiến diện tích ngày càng bị thu hẹp.
Việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khiến cho các DN chế biến xuất khẩu khó kiểm soát chất lượng dẫn đến giảm giá trị hàng hóa thương phẩm điều của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc các DN chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm điều chế biến trong nước cũng là một hạn chế cần được sớm khắc phục.
Ông Thanh cũng cho biết thêm, trước đó Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án phát triển bền vững ngành điều đến năm 2020 với nhiều mục tiêu đề ra như ổn định diện tích ngành điều 30.000ha, nâng tỷ lệ chế biến sâu sản phẩm lên 20%, dầu vỏ hạt điều lên 50%...
Trong đó, chú trọng quy hoạch, sắp xếp các DN xuất khẩu điều theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, giảm cơ sở chế biến nhỏ, tiến tới 100% cơ sở chế biến điều tự động hóa, khép kín, trang bị công nghệ tiên tiến...
Tuy nhiên, chiến lược này có hiện thực hóa và đi vào chiều sâu được hay không thì bản thân mỗi DN ngành điều phải tự lên kế hoạch triển khai cho mình bằng các giải pháp đầu tư công nghệ máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng thành phẩm và kết nối vùng nguyên liệu với người nông dân để giữ vững và ổn định sản xuất, xuất khẩu chứ không thể làm theo lối “ăn xổi” được đến đâu hay đến đó như trước kia.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
