Ngành điều vẫn phụ thuộc nhập khẩu
![]() | Xuất khẩu đối mặt nguy cơ sụt giảm |
![]() | Ngành điều trước nguy cơ kép |
Có trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ đang tiêu thụ điều nhân của Việt Nam. Thời gian tới, mức tiêu thụ điều nhân thế giới được dự báo rất khả quan, thế nhưng nhiều DN xuất khẩu điều Việt Nam vẫn khó khăn, do phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
![]() |
Chưa có nhiều DN Việt tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao |
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, thị trường tiêu thụ điều nhân thế giới hiện nay đang có xu hướng tăng. Cụ thể tại Hoa Kỳ, EU, mặc dù đang có nhiều biến động, bất ổn an ninh tại Pháp, hay cơn sốt nước Anh rời EU cũng không làm giảm nhu cầu tiêu thụ điều nhân, bởi đây là thời điểm nhà phân phối lớn thu mua điều nguyên liệu để cung cấp cho siêu thị, nhà chiên rang, đóng gói phục vụ thị trường vào các dịp lễ̃ cuối năm.
Thị trường châu Á không thua kém, khi các quốc gia tiêu thụ điều lớn như Ấn Độ đang tiếp tục chuẩn bị hàng phục vụ lễ hội của người Hindu (lễ Onam vào tháng 9 và Diwali vào tháng 10 hàng năm). Và Ấn Độ đang thiếu nguyên liệu nên phải tăng cường nhập khẩu. Trung Quốc cũng đang có nhu cầu điều nhân cho đợt bán hàng phục vụ Trung thu và cuối năm.
Lợi thế của Việt Nam là quốc gia đã có 10 năm liền xuất khẩu điều nhân hàng đầu thế giới, chiếm 50% tổng giá trị thương mại nhân hạt điều toàn cầu (5 tỷ USD). Có 80 quốc gia, vùng lãnh thổ đang tiêu thụ điều nhân Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 30% sản lượng, EU chiếm 25% và Trung Quốc là 15%...
Xuất khẩu thuận lợi, là một trong 7 nhóm hàng nông sản có kim ngạch “tỷ đô”, số lượng DN và nhà máy chế biến nhiều, nhưng theo đánh giá khách quan của nhiều chuyên gia thì ngành điều hiện nay “lớn nhưng chưa mạnh”, còn thiếu tiềm lực để phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Đức Thanh cho rằng, nghịch lý lớn nhất của ngành điều là xuất khẩu nhiều, nhưng ít nguyên liệu và vùng cây cho nguyên liệu đang giảm mạnh. Cụ thể, nguồn nguyên liệu để sản xuất, chế biến điều nhân xuất khẩu trong nước hiện chỉ đáp ứng được khoảng 35% tổng công suất chế biến (năm 2015 sản lượng điều trong nước là 450 nghìn tấn, phải nhập khẩu thêm đến 867 nghìn tấn để chế biến hàng xuất khẩu).
Việc thiếu nghiêm trọng nguyên liệu dẫn đến hạt điều Việt Nam rất khó khăn trong xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. Diện tích đất trồng điều liên tục sụt giảm do nhiều năm mất mùa, chất lượng hạt điều giảm sút, không đạt yêu cầu xuất khẩu, giá bán sụt giảm khiến nhiều nông dân chuyển đổi cây trồng.
Trên cả nước, giai đoạn trước năm 2008 có 450.000ha đất trồng cây điều, nhưng đến thời điểm này chỉ còn 292.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 284. 000 ha.
Về sản xuất, ngành chế biến điều nhân Việt Nam còn khá non trẻ. Mặc dù số lượng DN của ngành tăng rất nhanh, với số lượng hiện nay là 465 DN và 1.000 cơ sở sản xuất, nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ. Chỉ có 30/465 DN chế biến đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO… và 46/1.000 nhà máy có quy mô lớn.
Điều này dẫn đến là DN chỉ chế biến điều thô, thiếu sản phẩm có giá trị gia tăng cao khi xuất khẩu. Giải pháp vượt khó và định hướng phát triển ngành điều đến năm 2020 là ưu tiên cải tạo, chọn cây giống tốt, chịu hạn và phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, nhằm đưa năng suất điều bình quân lên 2 tấn/ha (hiện đã có nhiều mô hình trồng điều đạt 3,5 tấn - 4 tấn/ha/vụ). Tăng diện tích cây điều cả nước lên 350.000 ha và hướng tới sản lượng 1 triệu tấn/2020, để giảm phụ thuộc nhập khẩu điều nguyên liệu.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
