agribank-vietnam-airlines

Ngành dịch vụ tài chính: Cần tư duy mới để xác lập thành công

Đinh Hồng Hạnh
Đinh Hồng Hạnh  - 
"Từ những phân tích trong dự án Tương lai của các Ngành, chúng tôi đã xác định và đưa ra bốn yếu tố chính cần được tập trung cho ngành Tài chính Ngân hàng, bao gồm: Điều chỉnh (Repair), Tư duy (Rethink), Chuyển đổi (Reconfigure) và Báo cáo kết quả (Report)", bà Đinh Hồng Hạnh, Phó Tổng Giám Đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính, Công ty PwC Việt Nam chia sẻ.
aa

Qua mỗi cuộc khủng hoảng, những hạn chế trong chiến lược kinh doanh sẽ bộc lộ rõ ràng. Bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào cũng đều là một phép thử về tính phù hợp của các mục tiêu chiến lược cũng như cách thức triển khai các mục tiêu này của doanh nghiệp.

Với các xu hướng vĩ mô nổi bật sau thời kỳ COVID-19, xã hội nói chung và ngành Tài chính Ngân hàng nói riêng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng những thách thức này đồng thời sẽ mang lại nhiều cơ hội tiềm năng.

nganh dich vu tai chinh can tu duy moi de xac lap thanh cong
Bà Đinh Hồng Hạnh, Phó Tổng Giám Đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính, Công ty PwC Việt Nam

Bức tranh ngành tài chính ngân hàng đã, đang và sẽ buộc phải có nhiều thay đổi cho phù hợp với những chính sách quản lý mới của các cơ quan chức năng, với cơ cấu của hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu cũng như trong nước.

Cùng với đó, môi trường tín dụng nhiều thách thức sẽ tạo ra cơ hội để các định chế tài chính có thể mang đến những giải pháp tối ưu để đồng hành cùng khách hàng, tháo gỡ những khó khăn trong và sau thời kỳ COVID-19, cũng như tái cơ cấu danh mục sản phẩm và xác định những mục tiêu đầu tư mới.

Chuyển đổi để hướng tới tương lai

Đứng trước những tiềm năng và cơ hội giai đoạn hậu COVID-19, việc có giải pháp để đánh giá, phân loại và triển khai các mục tiêu chiến lược là cần thiết để không chỉ đạt mục tiêu vượt qua khủng hoảng, mà còn tạo nền tảng để hướng tới những thành công bền vững hơn trong tương lai.

Từ những phân tích trong dự án Tương lai của các Ngành (Future of Industries), chúng tôi đã xác định và đưa ra bốn yếu tố chính cần được tập trung cho ngành Tài chính Ngân hàng, bao gồm: Điều chỉnh (Repair), Tư duy (Rethink), Chuyển đổi (Reconfigure) và Báo cáo kết quả (Report).

Điều chỉnh để khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng

Như đã nhấn mạnh trong bài viết trước (“Tương lai của Ngành Dịch vụ Tài chính: Các xu hướng vĩ mô nổi bật tại Việt Nam”), ảnh hưởng của COVID-19 lên ngành Tài chính Ngân hàng mới ngày càng bộc lộ, nhưng rất cần được chú ý để hạn chế những tác động tiêu cực ở mức tối đa, đồng thời nắm bắt và tận dụng được những cơ hội mà các ảnh hưởng này mang lại.

Trên phương diện tài chính, việc tập trung ưu tiên tái cấu trúc các hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các định chế tài chính cũng cần cân nhắc đẩy mạnh các chiến lược nâng cao doanh thu từ các dịch vụ thu phí. Đây cũng là xu thế đang được các ngân hàng toàn cầu trong khu vực và trên thế giới thực hiện.

Mặt khác hướng đến mục tiêu dài hạn về nâng cao vị thế doanh nghiệp, các ngân hàng cần tích cực thực hiện các hoạt động nâng cao uy tín đồng thời đảm bảo truyền thông hiệu quả tới khách hàng, cổ đông và cơ quan quản lý. Điều này cũng sẽ mang lại những cơ hội rất tốt để các ngân hàng có thể dựa vào uy tín của mình để mở rộng mạng lưới khách hàng.

nganh dich vu tai chinh can tu duy moi de xac lap thanh cong

Tư duy lại về điều hành doanh nghiệp

Trước đây đã có rất nhiều quan ngại xoay quanh cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt về làm việc từ xa và hiệu quả của các nhóm làm việc linh hoạt (agile team). Các mối quan ngại này đã phần nào được sáng tỏ khi các ngân hàng trải qua giai đoạn COVID-19 và buộc phải thích ứng với các cách thức mới.

Hiện thực này cho thấy nhu cầu cấp thiết trong việc điều chỉnh tư duy về cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Từ góc độ quản trị nội bộ, các định chế tài chính nên tập trung hướng tới việc tiếp tục áp dụng tối đa công nghệ hiện đại, và nâng cao các kỹ năng làm việc liên quan tới các công nghệ đó.

Cần nhấn mạnh việc áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại sẽ cho phép doanh nghiệp hoạt động với cấu trúc linh hoạt hơn thay vì cấu trúc phân tầng rõ rệt như trong các doanh nghiệp truyền thống. Sự linh hoạt này sẽ tạo ra môi trường làm việc năng động vừa cho phép một số thất bại trong giới hạn, vừa đảm bảo tư duy hạn chế rủi ro được coi trọng, từ đó thúc đẩy tinh thần sáng tạo đổi mới trong doanh nghiệp.

Trên phương diện khách hàng, việc tái thiết kế hành trình khách hàng (customer journey) và chiến lược khách hàng nên là ưu tiên hàng đầu đối với các định chế tài chính. Hiện trạng tất yếu sau giai đoạn COVID-19 là phần lớn các doanh nghiệp còn có thể duy trì vượt qua khủng hoảng sẽ là các doanh nghiệp linh hoạt và tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các công nghệ hiện có.

Các khách hàng sẽ ngày một kỳ vọng những sản phẩm linh hoạt hơn, có cách thức tiếp cận hiện đại hơn, đồng thời sẽ đưa ra các yêu cầu và đánh giá khắt khe hơn về cả chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ ngành Ngân hàng.

Chuyển đổi hoạt động doanh nghiệp

Bên cạnh việc khắc phục và ngăn ngừa các tác động từ khủng hoảng do COVID-19, thiết lập lại tư duy về cách thức điều hành doanh nghiệp, các định chế tài chính cần bắt tay vào các bước chuyển đổi hoạt động để đảm bảo thành công trong tương lai.

Xét về chiến lược nội bộ, nỗ lực giảm thiểu chi phí nên được tiếp tục thực hiện song song với đẩy mạnh chiến lược Ngân hàng số. Một trong số các ưu tiên quan trọng mà các ngân hàng có thể cân nhắc thực hiện là đưa ra định hướng chiến lược phù hợp với khách hàng và các sản phẩm/dịch vụ cần thiết, tối ưu hóa giữa công tác quản trị rủi ro và lợi ích của khách hàng, ví dụ như việc nhận diện khách hàng bằng phương tiện số để thuận tiện cho khách hàng, trong khi vẫn đảm bảo các yêu cầu tuân thủ về thẩm định khách hàng.

Đứng trước các xu hướng mới và những biến động do ảnh hưởng của đại dịch, các ngân hàng có thể cân nhắc mở rộng dịch vụ thông qua việc mua bán/sáp nhập doanh nghiệp hoặc cộng tác với các đối tác trung gian tài chính phi ngân hàng để tận dụng tối đa các cơ hội tiềm năng từ thị trường.

COVID-19 đã gây ra những khó khăn chưa từng có với nền kinh tế nói chung và ngành Tài chính Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đại dịch đã tạo động lực mới đẩy nhanh tốc độ phát triển của những xu hướng mới cho Ngành, mang lại những cơ hội chuyển đổi hết sức cần thiết và rõ ràng.

Trong bối cảnh đó, thách thức lớn nhất với đội ngũ quản lý cấp cao của các định chế tài chính sẽ là tầm nhìn chiến lược bao quát được cả những biến động đang và sẽ diễn ra trên thị trường, và khả năng chuyển đổi tầm nhìn thành chiến lược và mục tiêu cụ thể để “Đảm bảo cho Tương lai, ngay hôm nay”.

Đinh Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data