Ngành công nghiệp ô tô: Hướng tới phương tiện xanh
Hiện nay nhiều DN, nhất là các DN lớn trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như là Công ty TNHH Honda Việt Nam, Công ty TNHH Toyota Việt Nam, Công ty TNHH Ford Việt Nam, Vinfast, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)… đều có những cam kết lộ trình phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Là một trong những DN chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực ô tô, xe máy, Honda Việt Nam được đánh giá là DN có nhiều cải tiến về công nghệ, thân thiện với con người và môi trường.
![]() |
Các DN ô tô Việt Nam chú trọng tới các sản phẩm công nghệ xanh, thân thiện với môi trường |
Ông Daiki Mihara, Tổng Giám đốc Honda Việt Nam cho biết, hiện Honda Việt Nam đang có 1 nhà máy đặt tại Vĩnh Phúc với công suất thiết kế 23.000 xe/năm, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại với công nghệ tiên tiến. Các mẫu xe sản xuất và lắp ráp tại đây đều được kiểm tra đảm bảo chất lượng dựa trên Hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn chất lượng Honda toàn cầu, nhằm đảm bảo chất lượng tương đương với các mẫu xe được sản xuất tại các thị trường khác, thân thiện với môi trường, giảm phát thải.
Thời gian qua Chính phủ cũng như Bộ Công thương luôn ủng hộ việc DN sản xuất và giới thiệu các mẫu xe thân thiện với môi trường ở Việt Nam. Định hướng này đã được thể hiện rất rõ trong Chiến lược và quy hoạch ngành ô tô cũng như các chính sách có liên quan khác.
Đại diện Toyota Việt Nam chia sẻ, mặc dù phải đối mặt với những thách thức do dịch Covid-19 gây ra, Toyota Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ra mắt những sản phẩm mới và cải tiến với nhiều tiện ích và công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Toyota đã có dòng xe sử dụng công nghệ hybrid, mở ra giai đoạn mới về công nghệ xanh, thân thiện với môi trường trong ngành ôtô. Đơn cử như dòng xe Camry phiên bản hybrid mới và là dòng xe Hybrid thứ 2 sau Corolla Cross Hybrid đã và đang giúp khách hàng Việt quen dần với khái niệm “xe tiết kiệm nhiên liệu”. Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường và hướng tới mục tiêu trở thành một “doanh nghiệp xanh”, trong năm qua, Toyota đã cắt giảm 1.940 tấn CO2. Đặc biệt, 100% nhà cung cấp và 95% đại lý của Toyota đã áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
Còn theo đại diện hãng Vinfast, xe điện là xu thế tất yếu trong tương lai gần. Là đơn vị sản xuất ô tô trong nước, VinFast tự hào tiên phong sản xuất xe điện tại Việt Nam. Mới đây, VinFast công bố sẽ chuyển hẳn sang sản xuất xe thuần điện từ cuối năm 2022. Đây là quyết định bước ngoặt, đưa VinFast trở thành một trong những hãng xe xăng đầu tiên trên thế giới chuyển sang thuần điện trong cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2022 đầu tháng 1/2022, VinFast đã giới thiệu chiến lược xe thuần điện và dải sản phẩm xe điện hoàn chỉnh, bao gồm VF 5, VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9. Trong đó, 2 mẫu VF 8 và VF 9 dự kiến sẽ được giao đến khách hàng trong nửa cuối 2022. Với chiến lược này, VinFast kỳ vọng sẽ chiếm thị phần lớn về dòng xe ô tô điện tại Việt Nam cũng như đưa dòng sản phẩm này ra nhiều thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất, thúc đẩy sử dụng các loại xe công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, Việt Nam phải có chính sách phù hợp. Trong đó cần có các chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện và các dòng xe thân thiện với môi trường, chính sách thuế nhập khẩu và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu... Theo ông Daiki Mihara, Tổng Giám đốc Honda Việt Nam, đối với việc chuyển đổi sang xe điện hóa, các bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp cần thảo luận, hợp tác để đưa ra một kế hoạch hành động, xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp với thực tiễn, xét đến đầy đủ các yếu tố như cơ sở hạ tầng trạm sạc, trạm đổi pin, nguồn năng lượng, hoàn thiện chính sách…
Hiện nay, để thúc đẩy phát triển thị trường xe ô tô điện Việt Nam, Chính phủ đã có kế hoạch trong việc ưu đãi thuế đối với các loại xe chạy bằng điện. Bộ Tài chính cũng đã kiến nghị cần phải sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ và có thêm ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển ô tô điện trong những năm tới đây. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bộ đang tích cực phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển các dòng xe điện, xe thân thiện với môi trường tại Việt Nam. Việc này sẽ cần có lộ trình cụ thể, phù hợp, đảm bảo mục tiêu giảm phát thải theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh
