agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng Trung ương Brazil bắt đầu cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự kiến

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) đã khởi động chu kỳ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn dự kiến khi quyết định giảm lãi suất 50 điểm cơ bản và để ngỏ khả năng sẽ có nhiều lần giảm với mức tương tự trong những tháng tới do triển vọng lạm phát được cải thiện.
aa
Ngân hàng Trung ương Brazil tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản Brazil giữ nguyên lãi suất ở mức 13,75%
Ngân hàng Trung ương Brazil bắt đầu cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự kiến

Cụ thể, Ủy ban Chính sách (Copom) của BCB đã cắt giảm lãi suất điều hành 50 điểm cơ bản xuống 13,25%. Trước đó, 10/46 chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát đã dự đoán kết quả này, trong khi phần còn lại dự kiến ​​sẽ giảm ít hơn ở mức 25 điểm cơ bản.

Brazil cắt giảm lãi suất đầu tiên trong ba năm sau khi các nhà hoạch định chính sách giữ ổn định chi phí đi vay kể từ tháng 9/2022. Lãi suất đã được BCB điều chỉnh tăng 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát, biện pháp thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất thế giới vào thời điểm đó.

“Nếu kịch bản diễn ra như những gì chúng tôi mong đợi, các thành viên của Ủy ban nhất trí với khả năng sẽ có thêm các mức giảm cùng mức độ trong các cuộc họp tiếp theo”, Copom cho biết, đồng thời gọi tốc độ giảm đó là phù hợp để kiểm soát lạm phát.

William Jackson, chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại Capital Economic, cho rằng: “Phát biểu ‘bồ câu’ như trên cho thấy mối lo ngại về lạm phát của các nhà hoạch định chính sách đang tan biến nhanh hơn dự đoán”.

“Do đó, chúng tôi hiện kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất sẽ được thực hiện sớm hơn” ,ông nói, đồng thời điều chỉnh dự báo lãi suất cuối năm của mình thành 11,75%, giảm so với dự báo trước đó là 12,50%.

Quyết định lãi suất nêu trên của Copom đã phản ánh sự chia rẽ giữa các thành viên hội đồng quản trị, với 5 phiếu ủng hộ việc cắt giảm 50 điểm cơ bản và 4 phiếu ủng hộ mức cắt giảm 25 điểm cơ bản.

Đây là cuộc họp chính sách đầu tiên của Copom có sự tham gia của hai ứng cử viên do Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đề cử vào hội đồng quản trị BCB, những người đã tham gia bỏ phiếu ủng hộ việc giảm lãi suất mạnh mẽ hơn.

Trước đó, Tổng thống Brazil đã không đồng tình với Thống đôc Ngân hàng trung ương Roberto Campos Neto vì đã giữ nguyên chi phí đi vay bất chấp lạm phát đã hạ nhiệt. Bộ trưởng Tài chính Fernando Haddad đã kêu gọi cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trước đó vào thứ Tư.

Ông Haddad sau đó đã cổ vũ quyết định giảm lãi suất và ca ngợi Thống đốc Campos Neto vì sự cởi mở trong đối thoại, đồng thời hứa hẹn sẽ tạo lập “sự hài hòa” giữa chính sách tài khóa và tiền tệ.

Chính phủ Brazil đã xoa dịu mối lo ngại của nhà đầu tư với các quy tắc tài chính mới và cam kết về một cuộc cải cách mang tính bước ngoặt liên quan đến thuế đánh vào tiêu dùng. Fitch Ratings đã công nhận sự tiến bộ trong chương trình nghị sự kinh tế của chính phủ khi đã nâng cấp xếp hạng của Brazil vào tuần trước.

Hoạt động kinh tế hạ nhiệt và tỷ giá hối đoái mạnh hơn cũng đã giúp đưa lạm phát tiêu dùng ở Brazil xuống 3,19% so với cùng kỳ tính đến giữa tháng Bảy, thấp hơn mục tiêu chính thức của ngân hàng trung ương là 3,25% cho năm nay.

Lạm phát dự kiến sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm do các hiệu ứng cơ bản ít thuận lợi hơn. BCB đã cập nhật dự báo lạm phát năm 2023 vào thứ Tư lên 4,9%, từ mức 5,0% trong tháng Sáu.

Copom cho biết việc cắt giảm lãi suất lần này là phù hợp với chiến lược giảm lạm phát xuống mục tiêu trong một khoảng thời gian có can thiệp chính sách tiền tệ, hiện bao gồm năm 2024 và 2025.

Mục tiêu lạm phát của Brazil là xuống mức 3% trong vòng hai năm tới.

Các nhà hoạch định chính sách của BCB cho biết trong tuyên bố của họ rằng hiện dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng 3,4% vào năm 2024 và 3,0% vào năm 2025.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data