agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng trung ương Ấn Độ dưới sức ép dòng vốn nước ngoài

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Dòng vốn nước ngoài không ngừng đổ vào thị trường của Ấn Độ có thể khiến Ngân hàng Trung ương nước này phải thay đổi chính sách kiểm soát đồng nội tệ và thắt chặt thanh khoản vào năm 2021.
aa

Áp lực từ dòng vốn vào tăng mạnh

Sự giảm giá của đồng USD đang thúc đẩy dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi trên toàn cầu trong đó có Ấn Độ. Ước tính các nhà đầu tư đã đổ khoảng 50 tỷ USD vào cổ phiếu và cổ phần trong các công ty của Ấn Độ. Điều đó đã tạo áp lực tăng giá đồng rupee và làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng nước này.

Thế nhưng trong khi hầu hết các đồng tiền ở châu Á lên giá thì đồng rupee lại giảm 3% kể từ đầu năm. Các nhà giao dịch chỉ ra việc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã mua vào 58 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm như là dấu hiệu của sự can thiệp để giảm giá đồng nội tệ.

ngan hang trung uong an do duoi suc ep dong von nuoc ngoai
Đồng rupee vẫn giảm giá dù đồng bạc xanh sụt giảm

Thống đốc RBI Shaktikanta Das cho biết trong tuyên bố chính sách gần đây nhất rằng, RBI phải hành động để giảm bớt sự biến động ngoại hối và giữ đồng rupee phù hợp với các nguyên tắc cơ bản trong nước.

Tuy nhiên áp lực ngày càng tăng khi mà theo ước tính của Deutsche Bank, dòng vốn chảy vào Ấn Độ có thể đạt 82 tỷ USD vào cuối năm tài chính tính đến cuối tháng 3, sau đó tiếp tục tăng với tốc độ tương tự trong 12 tháng tiếp theo. Điều đó có thể buộc RBI phải cân nhắc một loạt các thay đổi, từ việc nới lỏng sự kiểm soát đối với đồng nội tệ đến hạn chế mua trái phiếu.

Việc đồng rupee tăng khiêm tốn trong tháng qua có thể có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách đã giảm bớt can thiệp một chút, hoặc dòng tiền chảy vào đang có xu hướng mạnh hơn.

“Chúng tôi tin rằng RBI đang phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn để quản lý thanh khoản trong bối cảnh dòng vốn nước ngoài tăng mạnh”, Kanika Pasricha - một nhà kinh tế học tại Standard Chartered Plc ở Mumbai nói và cho rằng, RBI phải thực hiện các bước để điều chỉnh lại lãi suất trên thị trường phù hợp với lãi suất chính sách.

“Trước nhiều thách thức từ thanh khoản dư thừa do dòng vốn vào tăng mạnh và lạm phát, RBI có thể buộc phải giảm can thiệp và cho phép đồng nội tệ tăng giá”, Arvind Chari – Trưởng bộ phận thu nhập cố định của Quantum Advisors Pvt cho biết.

Ước tính trung bình do Bloomberg tổng hợp là đồng rupee sẽ tăng giá lên 72 rupee/USD vào cuối năm 2021. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs Group Inc. cũng dự báo đồng tiền này sẽ mạnh tới 70 rupee/USD vào tháng 3/2022.

Hút bớt thanh khoản

Với lượng tiền mặt dư thừa trong hệ thống ngân hàng ước tính lên tới gần 7 nghìn tỷ rupee (95 tỷ USD), lãi suất cho vay qua đêm đã giảm xuống dưới lãi suất repo ngược - cận dưới của hành lang chính sách của RBI. Lãi suất ngắn hơn thấp hơn mà không giảm lãi suất dài hạn tương ứng có nghĩa là đường cong lợi suất dốc hơn và điều đó có xu hướng làm suy yếu các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó, việc lãi suất cho vay giảm xuống dưới lợi suất trái phiếu kỳ hạn tương tự sẽ làm giảm lợi nhuận cho các ngân hàng và nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế rộng lớn hơn. Bởi vậy theo các nhà phân tích, RBI sẽ buộc phải giải quyết tình trạng dư thừa thanh khoản vào đầu năm 2021.

Theo các nhà kinh tế tại HSBC Holdings Plc, bao gồm cả Pranjul Bhandari, trong một loạt các lựa chọn, RBI có thể tổ chức các phiên đấu giá repo ngược để hấp thụ thanh khoản thặng dư. Các lựa chọn khác là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và không bổ sung tiền ra lưu thông.

Nhưng cũng có những lo ngại rằng việc thực hiện những biện pháp như vậy có thể ảnh hưởng bất lợi đến thị trường nợ và làm xói mòn nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ. Đây là một vấn đề lớn khi mà Chính phủ Ấn Độ đang bán số lượng trái phiếu kỷ lục để hỗ trợ quốc gia vượt qua đại dịch coronavirus.

RBI trong tháng này đã nhắc nhở các thị trường về khả năng có những thay đổi về chính sách. Trong khi vẫn giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm nay vào ngày 4/12, RBI đã làm giảm kỳ vọng của thị trường rằng họ đã sẵn sàng bắt đầu thu hồi thanh khoản dư thừa.

Michael Patra - Phó thống đốc phụ trách chính sách tiền tệ cho biết trong tháng này rằng RBI đang theo dõi “rất cẩn thận và chặt chẽ về tình hình thanh khoản” và nhận thức rằng lượng tiền dư thừa trong hệ thống có thể thúc đẩy lạm phát. Cuộc họp chính sách tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/2, lúc đó áp lực dư thừa thanh khoản có thể còn lớn hơn.

Bởi vậy, Saugata Bhattacharya - Nhà kinh tế trưởng của Axis Bank Ltd. ở Mumbai cho biết: “Một loạt các công cụ sẽ được triển khai từng bước để rút dần thanh khoản hệ thống và thắt chặt các điều kiện thị trường tài chính”.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data