agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Nguyễn Minh - Ảnh Hoàng Giáp
Nguyễn Minh - Ảnh Hoàng Giáp  - 
Theo đánh giá của NHNN tại Hội nghị triển khai Công điện 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 và đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các TCTD đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
aa

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, những chủ trương, điều hành, giải pháp của NHNN được đánh giá là phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Trong điều hành vừa qua, NHNN luôn luôn quán xuyến cả 2 yêu cầu: Đẩy nhanh, gia tăng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn tín dụng. Mặc dù tăng trưởng tín dụng chưa đạt được như kỳ vọng như những năm trước nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu lớn.

Theo Phó Thống đốc, nguyên nhân lớn khách quan đến từ những khó khăn của nền kinh tế. Trong khi đó, cầu tiêu dùng, cầu đầu tư, cầu tín dụng đều giảm khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, NHNN cũng đã chỉ đạo các TCTD giảm mạnh lãi suất cho vay cũng như thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân, doanh nghiệp...

Triển khai trên thực tế, các ngân hàng thương mại đã vào cuộc nhanh chóng.

Hội nghị Hội nghị triển khai Công điện 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 của Chính phủ.
Hội nghị Hội nghị triển khai Công điện 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 của Chính phủ.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank:

Tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng

Tính đến hết quý III/2023, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đạt khoảng 3,6%. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 3%.

Từ đầu năm đến nay, Vietcombank sụt giảm tín dụng trung dài hạn, đặc biệt là trung dài hạn của khách hàng cá nhân vay lĩnh vực bất động sản. Cùng với đó là tín dụng cho các dự án trung, dài hạn bị chậm tiến độ do bối cảnh chung của nền kinh tế.

Thời gian qua, Vietcombank tập trung vào cho vay các đối tượng kinh doanh, nhất là tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng hóa xuất khẩu, cho vay đối tượng này tăng đến 23%.

Với cho vay các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế như hạ tầng cơ sở, cảng biển, giao thông và các lĩnh vực liên quan đến năng lượng, Vietcombank đang phối hợp với các khách hàng giải quyết các khó khăn để gia tăng giải ngân trong quý IV/2023. Các dự án này sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững cho các địa phương và cả nước.

Vietcombank với quyết tâm trong những tháng cuối năm sẽ có những kế hoạch giải ngân cụ thể và dự kiến cuối năm sẽ tăng tín dụng cuối kỳ khoảng 9%.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank

Giải pháp quan trọng nhất của Vietcombank thời gian qua theo đúng chỉ đạo của Thống đốc là tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên cơ sở kiểm soát chất lượng tín dụng. Với Vietcombank, từ đầu năm đến nay chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1%.

Từ nay đến cuối năm 2023, Vietcombank cam kết chất lượng tín dụng chỉ ở mức dưới 1% tỷ lệ nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân với lãi suất luôn ở mức thấp nhất trên thị trưởng đối với cả ngắn hạn và trung, dài hạn.

Từ đầu năm đến nay Vietcombank 9 lần giảm lãi suất với mức giảm từ 1,5-2,5%. Rất nhiều ngành hàng trọng yếu với những khách hàng tốt Vietcombank cho vay với lãi suất dưới 3%/năm.

Với mặt bằng lãi suất giảm mạnh thì lãi suất không còn là vấn đề để doanh nghiệp cân nhắc có vay hay có đầu tư mới hay không như thời điểm quý II, quý III/2023.

Quan trọng nhất thời điểm này là khả năng hấp thụ của doanh nghiệp.

Vietcombank cũng là ngân hàng tích cực triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN. Theo đó, Vietcombank đẩy mạnh tuyên truyền kịp thời, rà soát danh mục khách hàng đủ điều kiện để hỗ trợ. Tính đến hết quý III/2023, Vietcombank đã hỗ trợ lãi suất hơn 17.000 tỷ đồng. Số tiền giảm cho khách hàng là hơn 800 tỷ đồng...

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank:

Chủ động nguồn lực tài chính để giảm lãi suất cho vay

Dự kiến đến hết 31/12/2023, Agribank sẽ tăng trưởng tín dụng khoảng 7,5%, hoàn thành kế hoạch NHNN giao.

Thời gian qua, Agribank đã chủ động dùng nguồn lực tài chính để giảm lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng, với 08 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động, tiết giảm chi phí làm cơ sở điều chỉnh 05 lần giảm sàn lãi suất cho vay.

Theo đó, sàn lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 1,3% - 4%/năm tùy từng lĩnh vực. Sàn lãi suất cho vay trung, dài hạn giảm từ 0,3% - 1,5%/năm. Hiện tại lãi suất cho vay của Agribank thuộc nhóm thấp trên thị trường.

Bên cạnh đó, Agribank còn Giảm lãi suất trực tiếp đối với 440 nghìn tỷ đồng dư nợ hiện hữu với tổng số tiền lãi đã giảm khoảng 850 tỷ đồng cho 1,7 triệu khách hàng; triển khai nghiêm túc, quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, đặc biệt là chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ với quy mô 40.000 tỷ đồng; chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô 3.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank
Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank

Agribank là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ. Ngay khi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN được ban hành, Agribank cũng đã kịp thời ban hành Quy định số 968/QyĐ-NHNo-TD ngày 20/5/2022 và 12 văn bản khác hướng dẫn thực hiện; tổ chức hội nghị triển khai đến toàn bộ gần gần 1.000 chi nhánh, 2.300 điểm giao dịch trên cả nước.

Đến 30/9/2023, Agribank đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khoảng 1.000 khách hàng với hơn 8.750 khoản giải ngân, hơn 1.220 hợp đồng với doanh số cho vay đạt trên 13.300 tỷ đồng, dư nợ trên 4.560 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là 77 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo rà soát của Agribank có hơn 61.000 khách hàng với dư nợ hơn 36.000 tỷ đồng đủ điều kiện nhưng từ chối nhận hỗ trợ lãi suất.

Đại diện Ngân hàng MSB:

Nỗ lực hỗ trợ giảm lãi suất cho doanh nghiệp

Ngân hàng Hàng Hải (MSB) là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Theo chỉ tiêu NHNN cấp ngay từ đầu năm, đến thời điểm 30/9/2023, MSB tăng trưởng 17,5%, nhưng hiện nay giảm xuống còn 15,9%.

MSB đã triển khai nhanh và có hiệu quả Nghị định 31 của Chính phủ ngay từ đầu theo định hướng của NHNN. Theo đó, Ngân hàng đã ban hành các quy định nội bộ ngay từ đầu, tăng cường công tác đào tạo truyền thông để triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất. Đến thời điểm này, MSB đã triển khai hỗ trợ lãi suất được 30,38 tỷ đồng trên tổng doanh số hỗ trợ lãi suất hơn 9.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai, Ngân hàng cũng gặp một số khó khăn như tiêu chí để xác định khả năng phục hồi của doanh nghiệp rất khó, chưa có hướng dẫn cụ thể. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành rất khó tiếp cận chi phí cố định cũng như khó xác định vốn vay, có đáp ứng đủ điều kiện hay không. Bên cạnh đó, thủ tục còn khá phức tạp, tâm lý e ngại với khách hàng về lưu hồ sơ chứng từ từ phía ngân hàng... Trong khó khăn đó, MSB vẫn rất nỗ lực đạt được con số hỗ trợ lãi suất hơn 9.000 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, MSB đã thực hiện biện pháp mạnh để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Theo đó, MSB triển khai các gói giảm thêm 2% lãi suất cho vay đối với các khách hàng có tài sản đảm bảo được thế chấp, giảm 10% đối với khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm của MSB và có lịch sử tín dụng tốt...

Ông Trần Ngọc Minh, Tổng giám đốc KienlongBank:

Chia sẻ lợi ích tối đa với khách hàng

Tính đến thời điểm 30/9/2023, tăng trưởng tín dụng của KienlongBank đạt hơn 7%. Song hành với đó, nợ xấu được kiểm soát tốt, đến 30/9 nợ xấu chỉ ở ngưỡng 1,6%.

Để đạt được kết quả đó, KienlongBank luôn bám sát chỉ đạo của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Từ đầu năm 2023 đến nay, KienlongBank đã thực hiện 6 lần điều chỉnh lãi suất và ngày 27/10/2023, KienlongBank tiếp tục điều chỉnh giảm tiếp lần thứ 7 và nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay xuống dưới 10% trong những tháng cuối năm.

Trong 6 lần điều chỉnh lãi suất cho vay, KienlongBank đã giảm xuống khoảng 3%, gấp đôi so với mức đề ra và sẽ tiếp tục giảm nữa và đạt mục tiêu cuối năm 2023 có mức lãi suất ở mức một con số.

Ngay từ đầu năm, KienlongBank xác định là năm khó khăn nên mục tiêu lợi nhuận kinh doanh của năm 2023 đặt ở mức độ thận trọng và không đặt nặng về lợi nhuận. Để bù đắp cho phần lợi nhuận giảm, KienlongBank đã triển khai nghiên cứu đầu tư công nghệ, đẩy mạnh mô hình kinh doanh ngân hàng số phù hợp với định hướng hạn chế sử dụng tiền mặt cũng như thúc đẩy quá trình số hóa nông thôn của Chính phủ và NHNN.

Bên cạnh đó, KienlongBank gia tăng các tiện ích dịch vụ để nâng tầm giá trị trải nghiệm của khách hàng, cung ứng các gói dịch vụ, sản phẩm tài chính 24/7 cho các khách hàng của Ngân hàng. KienlongBank cũng tự hào là một trong những ngân hàng đưa sản phẩm số hóa đến khu vực nông thôn, các khu vực khó khăn. Với các gói dịch vụ đó, Ngân hàng gần như miễn phí cho khách hàng.

Nguyễn Minh - Ảnh Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngày 10/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Từ ngày 21 – 25/3/2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với các NHNN chi nhánh, hệ thống TCTD tại khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh) và khu vực 14 (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Đây là các khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,.
Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Ngày 20/3/2025, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 11 và hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 11”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trương Công Thái đồng chủ trì hội nghị.
Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhan dịp tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 10” do NHNN tổ chức tại Khánh Hòa, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Vương Hồng Lĩnh, Phó Tổng Giám đốc Agribank để bạn đọc hiểu hơn về những kế hoạch của Agribank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Trong khi thị trường lúa gạo khá trầm lắng, thì tại các vựa lúa của người dân, hợp tác xã trồng theo Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở ĐBSCL, không khí thu hoạch vụ Đông Xuân vẫn rất rộn ràng. Nông dân phấn khởi khi lúa chín tới đâu, công ty thu hoạch hết tới đó, giá lúa lại ổn định, thu nhập cao hơn so với lúa trồng thông thường.
LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Gói vay 8.000 tỷ đồng có lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,8%/năm, quy trình tinh gọn, thủ tục nhanh chóng là những điểm cộng trong chính sách của Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) dành cho Khách hàng Doanh nghiệp ngay từ những tháng đầu năm 2025.
“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Hơn 3 thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Sáng ngày 12/3/2025, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập NHNN Khu vực 9 và Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 9". Sự kiện có sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các đại biểu lãnh đạo UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, các sở, ngành liên quan. Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội Doanh nghiệp và lãnh đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cũng tham dự.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data