Ngân hàng tiếp tục tăng quy mô cho vay
Bốn ngân hàng cho vay 314 tỷ đồng vốn tín dụng lãi suất ưu đãi 4 ngân hàng cho vay ưu đãi gần 3.000 tỷ đồng |
Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành 265,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 18% tương đương với việc tăng vốn điều lệ thêm tối đa 2.656 tỷ đồng, nâng lên mức 17.569 tỷ đồng. Theo ngân hàng này, đợt chia cổ tức cuối năm nay lấy từ nguồn lợi nhuận tích lũy trong hai năm 2022 và 2021 sau khi đã trích lập đầy đủ cho các quỹ. Đây là lần thứ hai trong năm nay, Eximbank chia cổ tức bằng cổ phiếu, trước đó đầu năm 2023, ngân hàng chia cổ tức 20% nhằm hoàn thành phát hành thêm 246 triệu cổ phiếu, được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2017-2021 sau hơn 10 năm ngân hàng mới chia cổ tức.
Tương tự, OCB cũng thông báo ngày 21/9 là hạn cuối cùng cổ đông đăng ký quyền nhận cổ phiếu do ngân hàng phát hành nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu này của OCB sẽ có thêm 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông, cũng lấy từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của hai năm qua; tỷ lệ chia là 50%. Theo đó, cổ đông sở hữu hai cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ nhận thêm một cổ phiếu mới. Sau chia cổ tức bằng cổ phiếu đợt này vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Trước đó, trong tháng 8 vừa qua Vietcombank cũng đã phát hành gần 857 triệu cổ phiếu mới từ việc trả cổ tức cho cổ đông. VietinBank mới đây cũng phê duyệt kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại của năm 2020. HDBank tháng 7 cũng phát hành hơn 377 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông…
Các ngân hàng trên chia cổ tức bằng cổ phiếu trong dịp này đều nhằm tăng vốn điều lệ theo kế hoạch đã được NHNN chấp thuận và cho phép theo lộ trình trước đó đã vạch ra. Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính và đầu tư cơ sở vật chất, chuyển đổi số, tăng quy mô để mở rộng cho vay ra thị trường, đồng thời đáp ứng các quy định về an toàn vốn theo các tiêu chuẩn Basell II và từng bước nâng lên Basell III.
Chẳng hạn như OCB, tháng 4 năm nay, OCB chủ động công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốn điện toán đám mây theo Basel II nâng cao (phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB), trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Ngân hàng này đã hoàn thành xây dựng nền tảng toàn diện về quản lý vốn và tài sản có rủi ro theo tiêu chuẩn Basel, như: các kho dữ liệu số tập trung theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng và kiểm định đầy đủ các mô hình đo lường rủi ro tín dụng, phương pháp luận tính toán tài sản có rủi ro (rủi ro tín dụng) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II nâng cao, ứng dụng nền tảng số Moody’s vào tính toán và quản lý tài sản có rủi ro theo Basel II nâng cao. Đây cũng là ngân hàng đi sớm trong nâng cao năng lực quản trị rủi ro và chuyển đổi số, không ngừng thực hiện các dự án về cải thiện khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong chỉ đạo của NHNN đối với các TCTD, năm 2023 các TCTD tập trung chiến lược tăng cường năng lực tài chính, trong đó bao gồm tăng vốn điều lệ, đảm bảo đầy đủ các quỹ dự phòng đảm bảo thanh khoản; Đặc biệt khuyến khích các TCTD trả cổ tức bằng cổ phiếu để tùy theo năng lực và hệ số rủi ro của từng TCTD có thể cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.
NHNN yêu cầu mỗi TCTD cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, tài chính phải luôn bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN. Các TCTD cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ cho khách hàng có khả năng trả nợ và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hiện hành; Đồng thời chú trọng vốn cho kinh tế xanh bảo vệ môi trường, đa dạng các sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp cho từng loại hình kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng, NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục đơn giải hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục giao dịch vốn, nhưng không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi mở rộng tín dụng.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân
