Ngân hàng tích cực hỗ trợ khắc phục hạn, mặn
![]() | Ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất cho vay |
![]() | Đồng bằng Sông Cửu Long: Giảm thiểu tối đa khó khăn do hạn mặn |
![]() | Ngân hàng miễn phí chuyển tiền ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn |
Đơn cử, từ ngày 1/4 vừa qua, HDBank đã đồng thời tung ra 4 gói sản phẩm tín dụng 19.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất đối với DN và người dân. Trong đó 10.000 tỷ đồng sử dụng để hỗ trợ bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm với lãi suất từ 6,5%/năm; 5.000 tỷ đồng được sử dụng như gói tín dụng đồng tài trợ ưu đãi lãi suất; 3.000 tỷ đồng để tài trợ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị vật tư y tế và 1.000 tỷ đồng cho chuỗi nông nghiệp nông thôn đồng thời tiếp sức cho các DN, hộ kinh doanh đang có khó khăn vì xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Ngoài ra, HDBank cam kết giảm 2 - 4,5%/năm lãi suất vay vốn cho khách hàng so với lãi suất vay vốn thông thường.
![]() |
Ảnh minh họa |
Kienlongbank giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng hiện hữu có mục đích vay để trồng các loại trái cây; giảm phí dịch vụ chuyển tiền; giảm phí dịch vụ thanh toán; giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn vùng.
Bên cạnh đó, Sacombank ngoài việc hỗ trợ trực tiếp 500 triệu đồng để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ các địa bàn bị thiệt hại do hạn hán, ngập mặn. VIB, mở rộng gói hỗ trợ lãi suất với mức giảm từ 0,5-2% trong 6 tháng, cho tất cả khách hàng hiện hữu là các DN trong mọi lĩnh vực, trong đó có các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn.
Ngoài việc hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, để chung tay cùng các bộ, ngành, địa phương và toàn thể xã hội nhanh chóng đưa nguồn tiền ủng hộ người dân bị ảnh hưởng của thiên tai đến đúng địa chỉ và giảm thiểu chi phí trung gian, hiện các NHTM như VietinBank, Agribank đã cam kết miễn thu phí toàn bộ các giao dịch chuyển tiền ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn.
Theo thống kê của một số TCTD, tính đến hiện nay, riêng ở địa bàn TP.HCM tổng số tiền và hàng hóa ủng hộ quỹ phòng chống Covid-19 và người dân vùng hạn mặn qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đạt con số hơn 81,6 tỷ đồng. Trong thời gian vừa qua NHNN cũng đã trao tặng 15 tỷ đồng cho 5 tỉnh bị thiệt hại nặng do hạn hán và xâm nhập mặn. Hệ thống NHCSXH tại các địa phương cũng đã lần lượt hỗ trợ 5-10 triệu đồng cho các khu vực bị thiệt hại nghiêm trọng do thiên tai, đồng thời ưu tiên nguồn vốn chính sách để đẩy mạnh cho vay các chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn tại vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn.
Mới đây nhất, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cũng đã công bố hỗ trợ 4.000 tỷ đồng cho 5 tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn ở khu vực ĐBSCL để các địa phương trực tiếp giúp đỡ người dân vượt qua thiên tai, chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh.
Có thể thấy đến thời điểm này, mọi nguồn lực tài chính, tín dụng đều đang đồng loạt hướng về các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, dịch bệnh với nhiều cách thức hỗ trợ linh hoạt và cụ thể. Trong bối cảnh nền kinh tế dự báo vẫn còn nhiều khó khăn trong các tháng tới thì những sự hỗ trợ thiết thực về tài chính (kể cả từ nguồn ngân sách, nguồn đóng góp của xã hội hoặc nguồn tín dụng của các ngân hàng) như kể trên rõ ràng là những sự chia sẻ đáng khích lệ và là điểm tựa để cộng đồng DN và người dân có thêm cơ hội phục hồi sản xuất - kinh doanh sau khi dịch bệnh và hậu quả của thiên tai được khống chế, khắc phục trong thời gian tới.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
