agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng tăng cường phòng ngừa rủi ro

Hạ Chi thực hiện
Hạ Chi thực hiện  - 
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc các nhà băng tích cực gia cố “bộ đệm” phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng trích lập dự phòng là điều cần thiết trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục gia tăng. Điều này tuy sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới lợi nhuận nhưng sẽ giúp các ngân hàng chống chịu tốt hơn khi rủi ro xảy ra.
aa
Chủ động phòng ngừa rủi ro rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa Tăng cường phòng tuyến kiểm soát nội bộ, quản lý, giám sát chặt ngăn ngừa các rủi ro

Ông nhận định thế nào về tình hình nợ xấu của các nhà băng hiện nay?

Nợ xấu của các ngân hàng có chiều hướng gia tăng từ đầu năm đến nay là một điều đã nằm trong dự đoán. Vì sau hai năm đại dịch Covid-19, nền kinh tế lại gặp nhiều khó khăn do những biến động cả trong và ngoài nước tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, “sức khoẻ” đi xuống cũng đồng nghĩa với việc suy giảm khả năng trả các khoản nợ quá hạn.

Ngân hàng tăng cường phòng ngừa rủi ro

Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống ngân hàng là 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu là 6,16% so với tổng dư nợ tín dụng.

Con số này dự báo có thể sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ hết hạn.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế cũng chưa thực sự có những khởi sắc rõ nét, dự báo doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đó cũng là, trong những quý gần đây, các nhà băng đang cố gắng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu để có thêm nguồn xử lý nợ xấu trong tương lai.

Việc tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu sẽ tác động thế nào tới hoạt động của các nhà băng, thưa ông?

Cần khẳng định rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu là điều cần thiết và nó càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến khó đoán định. Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro là một trong những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho các ngân hàng. Tuy rằng sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số lợi nhuận nhưng chính “bộ đệm” vững chãi này sẽ giúp các nhà băng có thể chủ động trong việc xử lý các rủi ro có thể xảy đến.

Tôi tin rằng trong thời gian tới, chi phí trích lập dự phòng nhiều khả năng sẽ duy trì đà tăng, do các ngân hàng thường mạnh tay “xử” nợ xấu vào quý cuối năm nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới ngưỡng 3%. Một số ngân hàng có chính sách cẩn trọng hơn khi trích lập dự phòng đầy đủ cả khoản nợ cơ cấu theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Cùng với sự chủ động từ ngân hàng, cũng cần sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý và các bên liên quan trong việc xử lý các khoản nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các nhà băng đang mong chờ khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu sớm hoàn thiện để việc xử lý dễ dàng hơn.

Vậy theo ông, cần có những biện pháp gì để hỗ trợ các nhà băng trong việc xử lý nợ xấu?

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được ví như “cây gậy” để TCTD thực thi quyền đòi nợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù nắm trong tay “cây gậy” này nhưng việc đòi nợ không dễ dàng. Sau nhiều năm thực thi, các quy định tại Nghị quyết 42 đã bộc lộ nhiều hạn chế và cần được sửa đổi để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc xử lý nợ xấu của các nhà băng. Trước thực tế trên, NHNN vừa trình Quốc hội Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), trong đó dành một chương quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Theo đó, đã luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu. Theo tôi, cần nhanh chóng thông qua Luật Các TCTD (sửa đổi) để không tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay.

Bên cạnh đó, phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam một cách minh bạch. Hiện việc mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường cũng còn tồn tại hạn chế nhất định, đặc biệt là về nguồn lực. Vì vậy, cơ chế cần thông thoáng hơn để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến thị trường mua bán nợ.

Xin cảm ơn ông!

Hạ Chi thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data