agribank-vietnam-airlines

Chủ động phòng ngừa rủi ro rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Với số lượng hàng chục triệu người dùng các loại tiền mã hóa tại Việt Nam, nguy cơ xảy ra các giao dịch phi pháp hiện nay là rất lớn. Hoạt động phòng chống rửa tiền thông qua các loại tiền mã hóa cần được tất cả các bộ, ngành cùng hợp tác triển khai.
aa

Ngày 22/9, tại TP.HCM, Hiệp hội Ngân hàng (NHNN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”.

Hội nghị này thu hút hơn 300 đại diện mảng tin học, công nghệ số tại các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn TP.HCM tham dự, đồng thời có sự góp mặt của đông đảo các chuyên gia lĩnh vực công nghệ chuỗi khối (blockchain), kinh tế số và các chuyên gia lĩnh vực pháp lý đối với tài sản ảo và các loại tiền mã hóa.

Chủ động phòng ngừa rủi ro rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa
Các chuyên gia lĩnh vực blockchain và pháp lý tham gia phổ biến Luật Phòng chống rửa tiền và tư vấn các giải pháp phòng ngừa rủi ro rửa tiền qua các loại tiền mã hóa tại Hội nghị

Gần 1 tỷ USD tiền mã hóa giao dịch bất hợp pháp

Thông tin tại Hội nghị, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, hiện nay nguy cơ rửa tiền đang có xu hướng tăng cao trong lĩnh vực tiền mã hóa, tài sản số, đồng thời đặt ra thách thức mới trên toàn cầu.

Dẫn số liệu từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), ông trung cho biết, quy mô các hoạt động rửa tiền toàn cầu có thể lên tới 1.600 - 4.000 tỷ USD/năm, tương đương 2-5% tổng GDP toàn thế giới. Trong khi đó, các số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng dự báo, quy mô của các hoạt động bất hợp pháp này còn có thể cao hơn, từ 2.000 - 5.000 tỷ USD/năm.

Cũng theo ông Trung, tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa và tài sản số đến thời điểm hiện tại dao động quanh mốc mốc 1.000 tỷ USD và khối lượng giao dịch 24h khoảng 31 tỷ USD. Theo Chainalysis - một công ty phân tích dữ liệu blockchain hàng đầu thế giới, các địa chỉ bất hợp pháp đã rửa gần 23,8 tỷ USD giá trị tiền mã hóa vào năm 2022, tăng 68% so với năm 2021.

Riêng tại Việt Nam, theo các chuyên gia, tiền mã hóa đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng trong khi khối lượng giao dịch thực tế đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới.

Cụ thể, theo số liệu của Chainalysis (đã được Bộ Tư pháp Mỹ chia sẻ gần đây trong một chương trình tập huấn tại Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam vào cuối tháng 8/2023), tổng giá trị tiền mã hóa Việt Nam nhận về trong giai đoạn từ 10/2021 - 10/2022 là 90,8 tỷ USD. Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Xét theo địa chỉ truy cập mạng internet thì nền tảng được sử dụng nhiều nhất để giao dịch tiền mã hóa của người dùng ở Việt Nam là sản giao dịch Binance.com với gần 42 triệu lượt truy cập từ 1/10/2021 - 1/10/2022. Nền tảng đứng thứ hai là sàn giao dịch Exness.com, với 21,89 triệu lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhận định, sở dĩ tiền mã hóa hấp dẫn tội phạm rửa tiền là vì loại tài sản này có tính chất ẩn danh, hiện nay đang thiếu các quy định đồng bộ (trên phạm vi toàn cầu). Bên cạnh đó tính chất giao dịch xuyên biên giới 24/7 cũng là yếu tố hấp dẫn tội phạm rửa tiền sử dụng các loại tiền mã hóa để thực hiện hành vi phạm tội.

Đối với Việt Nam, theo các chuyên gia, đến cuối năm 2022, đã có khoảng trên 200 dự án blockchain hoạt động. Doanh thu từ các sàn giao dịch tiền mã hóa tại thị trường Việt Nam dự kiến đạt 109,4 triệu USD vào năm 2023, số lượng người dùng tiền mã hóa sẽ tăng thêm 12,37 triệu người vào năm 2027.

Với sự gia tăng nhanh chóng này, trong bối cảnh các khung quy định dành cho thị trường tiền mã hóa còn bỏ ngỏ, nguy cơ hoạt động rửa tiền mã hóa tại Việt Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới. Đặc biệt là gần đây Việt Nam đã bị Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính liên Chính phủ ( FATF) đưa vào danh sách xám các nước cần tăng cường phòng chống rửa tiền.

Vì thế tất cả các hoạt động tích cực nhằm phòng chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa cần được Chính phủ và các bộ ngành, địa phương hết sức quan tâm và có lộ trình triển khai cụ thể.

Chủ động xây dựng quy trình phòng ngừa

Theo Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN), tháng 6 vừa qua, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký cam kết cấp Chính phủ với FATF về việc thực hiện Kế hoạch hành động gồm 17 hành động do FATF đưa ra cho Việt Nam trong khoảng thời gian nhất định (hoàn thành trước tháng 5/2025).

Thời gian qua Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng đã giới thiệu giải pháp ChainTracer. Đây là một sáng kiến cộng tác giữa hiệp hội này và Công ty TNHH xã hội Chống lừa đảo cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế về cơ sở dữ liệu lừa đảo toàn cầu nhằm trang bị cho các TCTD, doanh nghiệp và người dân kiến thức và công cụ cần thiết để bảo vệ danh mục đầu tư và phát triển trong hệ sinh thái Web3.

Tuy nhiên, để phòng chống rửa tiền hiệu quả, các chuyên gia lĩnh vực công nghệ số và các luật sư cho rằng trong thời gian tới các TCTD, định chế tài chính cần nỗ lực triển khai các giải pháp nhận diện giao dịch tài sản số, xây dựng quy trình và chuẩn bị tốt nhân sự cho hoạt động phòng chống rửa tiền thông qua các loại tiền mã hóa.

Cụ thể, các ngân hàng, tổ chức tài chính cần nhận diện và học hỏi cách phân loại tài sản số theo các quy tắc của BIS, Basel và chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS; xây dựng quy trình và kiểm soát tuân thủ đối với các hoạt động về chống rửa tiền liên quan tới tài sản mã hóa đối với các tài khoản cá nhân. Đối với các giao dịch với tài sản mã hóa thực hiện qua P2P có thể căn cứ theo các quy định trong Luật Phòng và chống rửa tiền áp dụng từ 1/3/2023.

Ngoài ra, phải chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trên nguyên tắc hội tụ đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và luật. Nguồn nhân lực này không thể chỉ trông chờ vào luật hay cơ quan nhà nước mà cần được chủ động thực thi bởi tầm nhìn chiến lược của các lãnh đạo ngân hàng.

Ở cấp độ Chính phủ, theo các chuyên gia tại tổ chức Herman, Henry & Dominic, trước khi có các quy định cụ thể, cần xem xét đối xử với tiền ảo như một loại tài sản để đảm bảo có cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, trong đó có việc giải quyết các vụ án dính đến rửa tiền.

Bên cạnh đó, để hoạt động xử lý các vụ án liên quan đến tiền ảo, tài sản ảo được chấp hành đúng luật, ngành kiểm sát, tòa án, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM có thể xem xét, trưng tập một số cán bộ Kiểm sát viên hiểu rõ về blockchain, hiểu được các giao dịch về tiền ảo, các chứng cứ trong các giao dịch tiền ảo. Từ đó, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và trực tiếp lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm các vụ án liên quan đến giao dịch tiền ảo.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data