agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng số - nền tảng của trung tâm tài chính Đà Nẵng

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Tính đến cuối năm 2022, các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố đã lắp đặt, đưa vào sử dụng 560 ATM và 7.469 POS. Giá trị giao dịch qua ATM ước đạt 365.180 tỷ đồng, qua POS ước đạt 12.247 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 82,00% và 42,12% so với cuối năm 2021...
aa
ngan hang so nen tang cua trung tam tai chinh da nang MB thành công với mô hình tập đoàn tài chính đa năng

Cánh chim đầu đàn

Ngân hàng là ngành đặc biệt quan trọng, giữ vai trò huyết mạch của cả nền kinh tế. Tại Đà Nẵng, trung tâm kinh tế - xã hội ở miền Trung, ngành Ngân hàng trên địa bàn đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần lan tỏa tinh thần, chuyển đổi nhận thức về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số…

Theo ông Võ Minh, Giám đốc NHNN chi nhánh TP. Đà Nẵng, những năm gần đây, các TCTD không ngừng hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng điện tử, hàng loạt dịch vụ dựa trên công nghệ hiện đại như, Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking, ngân hàng 24/24h... đã và đang trở nên phổ biến hơn đối với người dân lẫn doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng và công nghệ được các TCTD chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Hệ thống ATM, POS hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến cuối năm 2022, các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố đã lắp đặt, đưa vào sử dụng 560 ATM và 7.469 POS. Giá trị giao dịch qua ATM ước đạt 365.180 tỷ đồng, qua POS ước đạt 12.247 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 82,00% và 42,12% so với cuối năm 2021...

ngan hang so nen tang cua trung tam tai chinh da nang
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thúc đẩy Đà Nẵng sớm trở thành trung tâm tài chính
của khu vực

Các NHTM trên địa bàn đã xây dựng nhiều ứng dụng ngân hàng số. Trong đó, tích hợp các tiện ích đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng theo hình thức trực tuyến. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, cài đặt ứng dụng ngân hàng số, khách hàng có thể trải nghiệm hàng loạt các dịch vụ như, mở và quản lý tài khoản, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, vay trực tuyến, thanh toán QR code, nạp tiền điện thoại, đặt mua vé tàu, xe, máy bay… Bên cạnh đó, một số TCTD đã trang bị máy giao dịch tự động (Cash Deposit Machine - CDM) thay thế dần ATM, giúp khách hàng thực hiện giao dịch không cần dùng thẻ. Đặc biệt, máy CDM có thể kết nối với ứng dụng ngân hàng số cài đặt trên điện thoại di động và thực hiện được tất cả các giao dịch như nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản tại máy một cách nhanh chóng, chính xác...

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng TP. Đà Nẵng còn tăng cường triển khai hoạt động theo Đề án “Nâng cao nhận thức và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Đà Nẵng”. Theo đó, số lượng các đơn vị chấp nhận thanh toán, các phương thức thanh toán qua QR Code, ví điện tử tăng mạnh so với thời gian trước. Năm 2022, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt toàn địa bàn ước 1.511.494 tỷ đồng, tăng 839.671 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 124,98% so với cuối năm 2021. Cơ sở hạ tầng thanh toán dần được hoàn thiện và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, nhiều ứng dụng điện tử ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng...

Hướng đến trung tâm tài chính

Đến nay, tại Đà Nẵng, gần 100% giao dịch nộp thuế là qua ngân hàng, 100% hóa đơn tiền điện và 99,6% hóa đơn tiền nước được thanh toán qua ngân hàng; 90% trường học và 100% cơ sở y tế triển khai thu học phí, viện phí qua ngân hàng... Ông Hà Văn Thái, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ môi trường Thalima (quận Ngũ Hành Sơn) cho biết, đến nay 100% giao dịch như, chi lương, thanh toán hóa đơn cho đối tác, xuất sao kê… công ty đều thực hiện qua ứng dụng ngân hàng điện tử dành cho doanh nghiệp. Điều này, giúp công ty tiết kiệm được không ít thời gian, nhân lực lẫn chi phí tài chính…

Với những nỗ lực vượt bậc, những năm gần đây, Đà Nẵng luôn thuộc nhóm những địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước. Cụ thể, Đà Nẵng dẫn đầu về chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI và 3 năm liên tiếp đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020, 2021, 2022 ở hạng mục “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”; 3 năm liên tiếp đạt Giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam”… Kinh tế số hiện đóng góp khoảng 17% trong GRDP của địa phương, và đến năm 2030, con số này tối thiểu sẽ là 30%.

Đặc biệt, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài, chính ngân hàng là hoạt động rất quan trọng và ý nghĩa giúp Đà Nẵng sớm cụ thể hoá các chủ trương chính sách, xây dựng thành phố sớm trở thành “Trung tâm tài chính khu vực”, theo mục tiêu, định hướng Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đã đề ra... Trên thực tế, địa phương đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số. Trong đó, có Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây là đề án được xác định mang tính “động lực” cho sự phát triển của Đà Nẵng. Cụ thể, ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 90% doanh nghiệp có tài khoản thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; tối thiểu 50% dân số tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến; doanh số thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp - khách hàng) chiếm ít nhất 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố… Ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, thành phố luôn tạo môi trường, chính sách thuận lợi cho phát triển công nghệ thông tin, truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có tài chính - ngân hàng.

Xác định vai trò tiên phong của mình, đồng thời lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, mục tiêu, động lực trong chuyển đổi số, ngành Ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, tích cực truyền thông, quảng bá về lợi ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp… Căn cứ vào tiềm lực và cơ sở hạ tầng sẵn có, mỗi TCTD trên địa bàn thành phố tự xây dựng cho mình một định hướng chuyển đổi số phù hợp. Trong đó, ưu tiên số hóa các quy trình nghiệp vụ và kênh tiếp cận, phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Triển khai mô hình ngân hàng số có khả năng quản trị kinh doanh, cung ứng sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số…

Cũng theo ông Võ Minh, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị, ngành Ngân hàng thành phố tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, hiện đại, an toàn, hiệu quả, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh; đồng thời, đẩy mạnh hiện đại hóa dịch vụ, bắt kịp cuộc CMCN 4.0, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính... góp phần xây dựng Đà Nẵng sớm trở thành trung tâm tài chính ở miền Trung - Tây Nguyên.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data