Ngân hàng mở lối cho DN
![]() | NHNN yêu cầu đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối NH-DN |
![]() | Bổ sung hơn 300 tỷ đồng vốn kết nối NH-DN trên địa bàn Tuyên Quang |
![]() | Kết nối NH-DN sang trang mới |
Vốn luôn là vấn đề đầu tiên, sống còn của DN, đặc biệt với DN nhỏ và vừa (SMEs), DN khởi nghiệp (startup). Nhưng đây cũng chính là khó khăn lớn nhất mà đối tượng DN này phải đối diện.
Năm 2016 đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam có hơn 100.000 DN đăng ký thành lập mới. Con số mà Tổng cục Thống kê công bố thực sự đã như một luồng gió mát với những kỳ vọng sáng tạo, đột phá trong bối cảnh năng suất lao động tăng thấp như hiện nay. Song, số DN “sống” được cũng không nhiều.
Khi có tới 19.917 DN trên cả nước ngừng hoạt động, tăng 27,3%. Như vậy, cùng với số DN thành lập mới, số DN thôi hoạt động cũng không phải là nhỏ. Hơn 100.000 DN thành lập mới, nhưng số DN tiếp cận được vốn NH xem ra vẫn còn khá khiêm tốn. Để đạt được mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020 mà Chính phủ đặt ra, Việt Nam cần giải pháp cấp bách thúc đẩy việc ra đời DN mới, đồng thời giảm tỷ lệ thất bại cho các DN đang hoạt động.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, những năm gần đây, NH đã có nhiều hơn những chính sách ưu đãi để giúp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh doanh cho đối tượng này. Trao đổi với một chuyên gia tài chính, theo quan sát của vị này, hầu hết các NH đều có những chính sách để hỗ trợ các DN nói chung, đặc biệt với đối tượng SMEs, hay startup.
![]() |
NH đang dần cởi bỏ e ngại, tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho DN khởi nghiệp |
Đơn cử như SHB - NH này nhiều lần được bình chọn là “NH SME tốt nhất Việt Nam” đã có những đóng góp nhất định trong việc đồng hành cùng DN, đem tới những giải pháp toàn diện hỗ trợ khách hàng với những chương trình như “Cho vay khách hàng SMEs mua ôtô kinh doanh vận tải” với hạn mức cho vay đến 100% giá trị xe. BIDV cũng vừa triển khai mở rộng hai gói tín dụng, đồng hành cùng các DN quy mô siêu nhỏ và DN khởi nghiệp sáng tạo. NH này dành 3.000 tỷ đồng tín dụng “Đồng hành cùng DN siêu nhỏ” ưu đãi lãi suất vay chỉ từ 6,8%/năm (khoản vay dưới 6 tháng) và 7%/năm với khoản vay từ 6 đến 12 tháng.
Và gói 500 tỷ đồng “Khởi nghiệp thành công - startup” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%-6,8%/năm. Vietcombank chi nhánh Bắc Giang cũng đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã ký thoả thuận hợp tác hỗ trợ DN khởi nghiệp. Trong đó, NH này dành gói vay vốn lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%-8%/năm với quy mô 1.000 tỷ đồng dành riêng cho các DN khởi nghiệp. VietinBank, Việt Á Bank, TPBank, HDBank… cũng đều có những chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi cho các công ty khởi nghiệp.
Những chính sách ưu đãi này từ các NH đã tạo điều kiện cho hàng nghìn DN tháo gỡ khó khăn về vốn, tạo đà cho DN khởi nghiệp, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Không đơn thuần hỗ trợ về vốn, một số NH còn cung cấp các tiện ích và ưu đãi vượt trội để hỗ trợ khách hàng như giảm áp lực trả nợ với thời gian vay dài, hỗ trợ tư vấn các giải pháp tài chính toàn diện…
Trao đổi với CEO một NHTM, vị này chia sẻ: Các sản phẩm dành cho đối tượng DN nói chung, SMEs hay DN khởi nghiệp nói riêng cần hướng tới mục tiêu đơn giản hoá các thủ tục, hồ sơ vay vốn. “Nên có suy nghĩ thoáng ra một chút, và coi các DN khởi nghiệp là mầm non của cả nền kinh tế”- ông nói.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, không phải NH nào cũng mạnh dạn rót vốn cho DN khởi nghiệp vì thực tế là cho vay SMEs hay DN khởi nghiệp chứa đựng rất nhiều rủi ro cho NH. Một chuyên gia tài chính có chia sẻ rằng, chưa nói tới nền kinh tế non trẻ như Việt Nam, đối với một nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, tỷ lệ DN thất bại trong vòng 3-5 năm đầu khởi nghiệp có thể rơi vào khoảng 90%.
Chính bởi thế mà các NH rất ngần ngại để bơm vốn cho đối tượng DN này. DN nhỏ, hay siêu nhỏ đa phần vay không có tài sản thế chấp, sức khoẻ tài chính mong manh; sản phẩm mới, đặc biệt cách quản lý của những đối tượng DN này còn giới hạn… chính là những khó khăn nhìn thấy tạo nên rào cản cho DN khi tiếp cận vốn vay NH.
Do đó, theo các chuyên gia nguồn vốn từ NH chỉ là một phần, các quỹ đầu tư mạo hiểm nên vào cuộc nhiều hơn. Dù thực tế, số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam rất ít. Đầu tư cho DN khởi nghiệp cần nguồn vốn dài hạn, nhưng lại hình thành trong khoảng thời gian dài nên các nhà đầu tư chưa dành nhiều sự quan tâm.
Tuy nhiên điều này cũng cần thay đổi. Ví dụ như tại Mỹ, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng bỏ vốn cho đối tượng DN này, đổi lại khi DN đó thành công, thì một phần trong lợi nhuận DN phải được chia cho các quỹ này. Một số trường hợp, các quỹ đầu tư còn đòi hỏi đơn vị của họ được trở thành cổ đông, tham gia quản lý những DN này. Điều này đối với NH không thể làm được. Ông này cũng bày tỏ, kể cả NH, hay các quỹ đầu tư… trước khi rót vốn cho bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là SMEs hay DN khởi nghiệp bắt buộc phải có sự tính toán kỹ lưỡng, bởi dù sao đây vẫn là đối tượng DN có rủi ro cao.
Tin liên quan
Tin khác

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

ABBANK hỗ trợ các mục tiêu ESG tại Việt Nam qua gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Sở hữu nhà dễ dàng hơn với gói vay "Dream Home" cho khách hàng trẻ từ MB

BVBank ưu đãi lãi suất vay, cùng doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển kinh doanh
