Ngân hàng luôn ưu tiên tín dụng cho tam nông
![]() | Vươn lên thoát nghèo nhờ “đòn bẩy” vốn ưu đãi |
![]() | Cơ hội mở rộng tín dụng tam nông |
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian hàng nông sản bên lề hội nghị |
Luôn là đối tượng ưu tiên
Trả lời câu hỏi về tín dụng công nghệ cao, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, cuối năm 2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đặt vấn đề phải có gói tín dụng 50.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp đó Chính phủ chính thức ban hành nghị định để chỉ đạo về việc này. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng có văn bản quyết liệt triển khai chủ trương này, đồng thời cam kết gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất ưu đãi theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đây là gói tín dụng lớn nhất từ trước đến nay và đã có 8 NHTM sẵn sàng cho vay gói này.
Về lãi suất, gói cho vay này giảm so với lãi suất cho vay thông thường, kể cả ngắn và trung, dài hạn, từ 1-1,5%, căn cứ trên những quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về dự án, chương trình ứng dụng công nghệ cao, nhằm đảm bảo đúng đối tượng ưu đãi. Đến nay, với chính sách ưu đãi như vậy thì đã có doanh số là 53.000 tỷ đồng, dư nợ 38.000 tỷ đồng cho 17.000 khách hàng vay vốn liên quan ứng dụng công nghệ cao; trong đó tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 90%.
Không chỉ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, mà nông nghiệp, nông thôn nói chung luôn là đối tượng ưu tiên của ngành Ngân hàng từ nhiều năm nay. Theo số liệu thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến cuối tháng 9/2019, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đã đạt gần 2 triệu tỷ đồng, chiếm gần 25% tổng dư nợ toàn hệ thống. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn trong năm qua tăng 18,7% cao hơn mức bình quân tăng trưởng tín dụng chung 14% của cả nước. Đặc biệt trong cơ cấu khách hàng vay vốn dư nợ cá nhân, hộ gia đình đang chiếm khoảng 67,35% tương đương với 1,3 triệu cá nhân, hộ gia đình ở khu vực nông thôn tiếp cận vốn ngân hàng.
Không chỉ cấp vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, ngành Ngân hàng còn theo sát những người nông dân hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn thiên tai, dịch bệnh trong phát triển nông nghiệp. Điển hình, trong các đợt giá thịt lợn giảm trên thị trường cách đây hai năm, NHNN đã chỉ đạo các NHTM kéo dài thời gian trả nợ cho người chăn nuôi có vay vốn ngân hàng để giảm bớt những khó khăn chờ thị trường phục hồi. Hay như từ đầu năm 2019 đến nay, do dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung cầu thịt lợn phân phối trên thị trường, ngành Ngân hàng và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người chăn nuôi.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tính đến thời điểm này dư nợ cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi lợn khoảng 61.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 21.000 tỷ đồng dư nợ đầu tư thức ăn chăn nuôi lợn. Riêng đợt dịch tả lợn châu Phi, ngành Ngân hàng đã khoanh nợ hơn 2.000 tỷ đồng cho người vay vốn bị ảnh hưởng. NHNN cũng chỉ đạo các NHTM tập trung gia hạn nợ, giảm lãi cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng dịch theo các quy định của Nghị 55 và Nghị định 116 của Chính phủ; đồng thời tiếp tục cho vay mới các hộ chăn nuôi không bị thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi để tái đàn tiếp tục cung ứng thịt lợn cho thị trường. “Trong chính sách nông nghiệp của Chính phủ có điều khoản, nếu người chăn nuôi bị thiệt hại vì thiên tai, dịch bệnh trên quy mô lớn và được chính quyền địa phương xác nhận, Chính phủ sẽ xóa nợ cho người vay vốn”, Phó Thống đốc nói.
Sẽ có Nghị định tín dụng tiêu dùng, giảm tín dụng đen
Đầu tư vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn không chỉ có ngành Ngân hàng, mà còn bao gồm vốn ngân sách, vốn của doanh nghiệp, hộ gia đình và vốn xã hội hóa. Tuy nhiên, do đặc điểm nền kinh tế nên đến nay vốn tín dụng vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng các nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đặc biệt, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh là một phần nhưng phải đặc biệt quan tâm đến đầu tư vốn tiêu dùng nâng cao đời sống của người dân ở nông thôn. Với tinh thần đó, thông tin thêm về những giải pháp của NHNN để chung tay chống tín dụng đen, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, ngay sau khi có quyết định của Chính phủ, Bộ Công an – cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp trong lĩnh vực này đã phối hợp với NHNN thực hiện đồng bộ các giải pháp chống tín dụng đen.
Theo đó, Bộ Công an đã tổ chức triển khai xóa bỏ các băng nhóm tín dụng đen quy mô lớn trên cả nước. Về phía ngành Ngân hàng, NHNN đã rà soát toàn bộ chính sách tín dụng tiêu dùng và có bổ sung các quy định chính sách cho vay tiêu dùng, đặc biệt là các công ty tài chính để đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính là một kênh chính thức hỗ trợ vốn với lãi suất hợp lý phục vụ đời sống nhân dân.
Theo đó, Agribank đã triển khai gói tín dụng tiêu dùng cho vay ngay trong ngày đối với những người có nhu cầu vốn thanh toán học phí cho con, chi trả tiền khám chữa bệnh trong các gia đình ở nông thôn, đến nay đã giải ngân được gần 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Chính phủ đang thí điểm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý ở khu vực vùng sâu, vùng xa thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tới đây sau khi tổng kết chương trình thí điểm này Chính phủ sẽ có một Nghị định riêng về tín dụng tiêu dùng. “Chúng tôi cho rằng khi người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức thì tín dụng đen sẽ giảm bớt”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn: Tiêu thụ nông sản, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững; Nhóm câu hỏi về đất đai, môi trường, biến đổi khí hậu và vốn; Nhóm câu hỏi về nông thôn mới và các vấn đề xã hội ở nông thôn… Dành khoảng 3 tiếng rưỡi lắng nghe 19 đại biểu nông dân phát biểu với 53 câu hỏi, Thủ tướng đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của nông dân. Thủ tướng nhấn mạnh, các thành viên Chính phủ sẽ tiếp thu, giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của nông dân để hình thành chủ trương, giao các bộ, ngành thực hiện. “Còn nhiều vấn đề tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Thời gian ngắn không thể giải quyết chi tiết thấu đáo tất cả các câu hỏi, nhưng qua buổi thảo luận hôm nay có thể hình dung một cách hệ thống hơn những vấn đề bà con nông dân quan tâm”, Thủ tướng nói và khái quát lại những vấn đề lớn mà bà con nêu ra. |
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
