Ngân hàng Hà Tĩnh chia sẻ, đồng hành cùng nông dân
![]() | Hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi |
![]() | Các ngân hàng đã cho vay hỗ trợ người chăn nuôi lợn 357 tỷ đồng |
![]() |
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh nhanh chóng có giải pháp kịp thời hỗ trợ các hộ chăn nuôi lợn |
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang hoành hành ở nhiều tỉnh thành của cả nước trong đó, Hà Tĩnh cũng là một trong số tỉnh thành đó. Tại Hà Tĩnh có 16 phường, xã của 4 huyện, thành có lợn bị dịch và đang uy hiếp nhiều địa phương khác. Với địa bàn có dư nợ đối với nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng cao như Hà Tĩnh, các TCTD đã kịp thời vào cuộc với các phương án, giải pháp cụ thể đồng hành cùng bà con nông dân…
Ông Trần Hữu Cần - Phó giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh cho biết, theo thống kê, đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ có 1 khách hàng với dư nợ 400 triệu đồng bị thiệt hại. Tuy nhiên, DTLCP vẫn đang lây lan phức tạp. Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) thống kê dư nợ, theo dõi diễn biến dịch và chủ động biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại trực tiếp, cũng như các cơ sở chăn nuôi, cung cấp con giống, phát triển sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế.
Hiện nay, dư nợ tín dụng ngành chăn nuôi lợn tại các NHTM và hệ thống QTDND trên địa bàn đạt trên 345,84 tỷ đồng. Trong đó, khu vực hộ gia đình, cá nhân cao nhất, gần 141 tỷ đồng, chiếm 42% trong tổng cho vay ngành chăn nuôi lợn. Trong khi, tất cả các điểm bị nhiễm DTLCP đều là các hộ chăn nuôi, hộ gia đình nhỏ lẻ. Nguy cơ tiềm ẩn lây lan và thiệt hại trực tiếp đối với khách hàng vay vốn khu vực cá nhân, hộ gia đình tiếp tục ở mức cao.
Gia đình anh Đặng Văn Đoàn (TDP 6, thị trấn Cẩm Xuyên) đang là hộ chăn nuôi duy nhất có dư nợ bị thiệt hại vì DTLCP. Đã qua 30 ngày kể từ ngày đàn lợn 55 con của anh bị tiêu hủy, cứ đều đặn 2 - 3 ngày một lần, anh vẫn rắc vôi, vệ sinh chuồng trại. Anh hy vọng, cách làm này sẽ “xóa” được dấu vết của đại dịch, làm lại từ đầu trả nợ ngân hàng.
“Khi xây dựng trại chăn nuôi lợn này, tôi đã vay Agribank Cẩm Xuyên 400 triệu đồng, cứ nghĩ sẽ trả dần sau mấy lứa lợn. Ai ngờ, khó khăn liên tục từ bão giá đến DTLCP. Bây giờ phải bắt đầu lại từ đầu, đây là khoản mà tôi băn khoăn, lo lắng nhất”, anh cho biết.
Được biết, Agribank chi nhánh Hà Tĩnh II đã trực tiếp thống kê và xác thực thiệt hại tại hộ nuôi. Đây là cơ sở để ngân hàng có thể thực hiện các hỗ trợ theo quy định. Đồng thời, Agribank Hà Tĩnh II cũng sẵn sàng các phương án để đồng hành cùng với người chăn nuôi trong chiến lược dài hơi đối với chăn nuôi lợn. Hiện tại, Agribank Hà Tĩnh II là một trong hai ngân hàng có dư nợ cho vay chăn nuôi lợn lớn nhất (55,4 tỷ đồng), chỉ sau Agribank Hà Tĩnh.
Việc các ngân hàng tích cực vào cuộc hỗ trợ người dân tỉnh Hà Tĩnh đã cụ thể hóa chỉ đạo của NHNN tại văn bản 4666/NHNN-TD về việc hỗ trợ khách hàng có lợn bị thiệt hại do ảnh hưởng của DTLCP được ban hành ngày 21/6/2019.
Theo văn bản này, NHNN yêu cầu các TCTD xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau dịch kết thúc, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP.
Những động thái trên cho thấy ngành Ngân hàng nhanh chóng có giải pháp kịp thời hỗ trợ không chỉ đối với những hộ chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp mà còn cả chiến lược đầu tư vốn cho ngành chăn nuôi lợn sau “bão” dịch. Tuy nhiên, việc chia sẻ gánh nặng này không thể khả quan nếu chỉ ở một vai ngân hàng. Điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền các cấp, phân cấp trách nhiệm, ngân sách, làm sao để có lợi nhất cho người chăn nuôi nhưng phải bảo đảm được quyền lợi của TCTD.
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
