Ngân hàng gỡ khó cho tài xế công nghệ chạy xe trả góp
![]() | Ngành Ngân hàng đã hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 |
![]() | Ngành Ngân hàng cam kết đồng hành, hỗ trợ nền kinh tế |
![]() |
Dịch Covid-19 khiến nhiều tài xế công nghệ không có khả năng thanh toán tiền xe trả góp cho ngân hàng |
Lo khó chứng minh đủ điều kiện
Trong khi các ngân hàng đang tích cực triển khai các gói chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì không phải trường hợp nào cũng chứng minh được là mình đủ điều kiện để hưởng hỗ trợ.
Chia sẻ với phóng viên, anh Đỗ Quang Hiển, một tài xế GrabCar tại Hà Nội, cho biết gia đình anh đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn kể từ khi có dịch Covid-19. Ngoài chi phí sinh hoạt hàng ngày thì tiền trả góp mua xe tạo sinh kế cũng khiến anh phải chạy vạy khắp nơi để chi trả.
Trước đó, tháng 1/2019 anh có vay ngân hàng một số tiền để mua xe với mức trả góp hơn 7 triệu đồng/tháng, thời hạn kéo dài trong vòng 8 năm.
Theo anh Hiển, trước khi có dịch, mỗi tháng anh có thu nhập ổn định trên chục triệu đồng nhờ lái xe công nghệ, cộng thêm thu nhập của vợ nên đáp ứng đủ khoản chi này. Nhưng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân hạn chế đi lại, giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu sử dụng xe thì thu nhập của anh giảm đi quá nửa, việc chi trả các loại thuế, phí, tiền trả góp cho xe là gần như không thể.
Khi biết ngân hàng triển khai chính sách giãn nợ, giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, anh Hiển mừng lắm liền có đơn đề nghị hỗ trợ gửi ngân hàng. Nhưng, anh cũng vô cùng lo lắng bởi khi kê khai mục đích vay vốn mua xe ban đầu là phục vụ gia đình, vì vậy sẽ khó chứng minh được thiệt hại do dịch bệnh.
Trường hợp như trên không chỉ xảy ra với riêng anh Hiển. Theo ông Nguyễn Xuân Tuấn, Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã Vận tải công nghệ Hà Nội: Hiện có trên 70% lái xe phải vay trả góp để mua xe. Phần lớn lái xe phải vay khoảng 70% giá trị xe, tương ứng mức bình quân mỗi xe khoảng 500 triệu đồng.
Qua tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân dẫn đến nhiều tài xế kê khai mục đích vay vốn ban đầu không đúng vì chạy xe công nghệ nhiều rủi ro khi thu nhập không ổn định, dẫn tới lo ngại ngân hàng không cho vay. Chính điều này vô hình trung đã đẩy ngân hàng vào thế “khó” khi xem xét giải quyết giảm lãi, giãn nợ cho tài xế xe công nghệ.
Ngân hàng linh hoạt để hỗ trợ
Trước thực trạng trên, các ngân hàng đã linh hoạt tìm các giải pháp để hỗ trợ cho tài xế xe công nghệ.
Trao đổi với báo chí, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn (SCB), cho biết các trường hợp vay mua xe tại ngân hàng này phần nhiều kê khai mua phục vụ gia đình. Một số ít vay để kinh doanh, chạy xe công nghệ.
"Trong điều kiện khó khăn hiện nay, ngân hàng sẽ vận dụng quy định để cơ cấu nợ, giảm lãi cho họ. Chắc chắn không có việc xiết xe trong thời gian này", ông Văn khẳng định.
Cùng chung quan điểm, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho hay: Theo yêu cầu hiện nay, taxi phải dừng chạy trong vòng 15 ngày giãn cách xã hội nên họ không còn doanh thu. Những trường hợp vay mua ô tô trả góp để chạy xe công nghệ nếu đủ điều kiện Ngân hàng sẽ giảm lãi, cơ cấu nợ. Tuy nhiên, phía người vay cũng cần phải chủ động hợp tác với chi nhánh ngân hàng nơi vay vốn để chứng minh bị ảnh hưởng nguồn thu bởi dịch Covid-19.
Còn đại diện BIDV cho biết: Các khách hàng cá nhân, bao gồm cả kinh doanh vận tải hành khách bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi thỏa mãn các điều kiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và BIDV sẽ được xem xét, áp dụng các hình thức hỗ trợ như miễn, giảm, lãi/phí vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ…
Như vậy có thể thấy, trước những khó khăn của tài xế công nghệ, nhiều ngân hàng đã có những chủ trương hỗ trợ tích cực và kịp thời.
Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân không chỉ có ý nghĩa với người tiêu dùng, mà còn với chính các ngân hàng và cả nền kinh tế.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
