Ngân hàng cùng “đầu tàu kinh tế” vượt qua khó khăn
Ngân hàng Nhà nước TP. Hồ Chí Minh “vững vàng tự chủ, vượt qua khó khăn” Toàn ngành Ngân hàng đồng lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao |
Nền kinh tế nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng vừa vượt qua một năm vô cùng khó khăn thách thức. Nhìn lại năm vừa qua, công tác tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của thành phố được triển khai ra sao để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất kinh doanh, thưa ông?
![]() |
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh |
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, ngay từ đầu năm NHNN Việt Nam đã ban hành hệ thống cơ chế chính sách toàn diện bao gồm: lãi suất, tín dụng, cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ, các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp và hỗ trợ các thị trường phát triển. Đồng thời sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ trong điều hành nhằm thực hiện và đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép: Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ở góc độ địa phương, ngành Ngân hàng thành phố đã thực hiện đa dạng, linh hoạt các giải pháp để đưa cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đi vào thực tiễn hiệu quả nhất. Điểm nổi bật và cũng là sự vận dụng linh hoạt khi gắn việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách của NHTW với việc thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Thông qua đó, thực hiện truyền thông chính sách, thông tin tuyên truyền và phổ biến chính sách, đối thoại ngân hàng - doanh nghiệp để nắm bắt khó khăn vướng mắc từ doanh nghiệp và người dân, từ đó có những giải pháp tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận cơ chế chính sách, các chương trình tín dụng và gói tín dụng ưu đãi. Đồng thời, qua chương trình kết nối, người dân, doanh nghiệp cũng hiểu rõ hơn các chủ trương, chính sách của ngành Ngân hàng để thực hiện tốt và đúng quy định, chia sẻ khó khăn chung, đồng hành vượt khó.
Trong năm 2023, trên địa bàn đã có 32 hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được tổ chức, với khoảng 6.400 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh tham dự trực tiếp. Trong đó có các tuyên truyền viên, có các đầu mối phối hợp là sở ban ngành, quận huyện. Đặc biệt là các hội doanh nghiệp, hội ngành nghề tham dự hội nghị và tham gia đối thoại đã tạo hiệu ứng thông tin và truyền thông chính sách rất thiết thực và hiệu quả.
Cách làm này đã đưa chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trở thành hành động cụ thể để một mặt hỗ trợ doanh nghiệp, mặt khác gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi chính sách với các TCTD. Nhất là khi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gắn liền với việc giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ; giải ngân các gói tín dụng ưu đãi và hỗ trợ 2% lãi suất của Chính phủ… Một số chính sách hỗ trợ mang lại hiệu quả tích cực như: Cho vay xuất khẩu và cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, đạt được kết quả ấn tượng về doanh số cho vay thông qua chương trình đạt được 610.376 tỷ đồng đối với 162.289 khách hàng. Riêng gói tín dụng ưu đãi đã giải ngân được 545.171 tỷ đồng bằng 120,3% so với quy mô gói tín dụng được 20 thương hiệu ngân hàng đăng ký từ đầu năm để tham gia chương trình, với tổng số tiền là 453.070 tỷ đồng.
Kết quả này tiếp tục khẳng định hiệu quả của chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, cách thức tổ chức và thực hiện chương trình. Đồng thời với tinh thần “nói đi đôi với làm”, chương trình đã và đang trở thành nhiệm vụ chung của các sở, ngành và UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố, với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Thưa ông, năm 2024 được đánh giá là năm quan trọng trong kế hoạch 5 năm 2021-2025. Vậy ngành Ngân hàng sẽ ưu tiên các chính sách nào để cung ứng vốn cho nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp?
Tín dụng ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tùy theo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng năm và mục tiêu chính sách tiền tệ, hàng năm sẽ có những định hướng cụ thể về tín dụng, về tăng trưởng tín dụng và năm 2024 cũng không nằm ngoài quá trình đó. Tuy nhiên, với những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được Quốc hội thông qua, cùng sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, có thể nói tín dụng vẫn là hoạt động được quan tâm, tập trung và tăng cường để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với cách tiếp cận đó, ở góc độ địa phương, chúng tôi tiếp tục làm các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, với 2 nhiệm vụ trọng tâm.
![]() |
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, với nội hàm gắn với cơ chế chính sách tiền tệ tín dụng năm 2024 của NHTW.
Thứ hai, cố gắng làm tốt các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, với nội dung gắn với thực hiện chủ đề năm 2024 của thành phố, về chuyển đổi số và thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, khai thác tốt những lợi thế về cơ chế chính sách phục vụ phát triển ngành trên địa bàn và làm tốt nhiệm vụ địa phương của ngành về phát triển ngân hàng số và dịch vụ ngân hàng, cải cách hành chính và về phát triển tín dụng xanh, kinh tế tuần hoàn… Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dịch vụ ngân hàng cho phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển các thị trường.
Là đầu tàu kinh tế của đất nước, TP. Hồ Chí Minh đang trong hành trình xây dựng Trung tâm tài chính, đặc biệt hiện nay đang triển khai Nghị quyết 98. Vậy trong năm 2024, NHNN chi nhánh đã có những giải pháp cụ thể nào để góp phần hỗ trợ thành phố thực hiện thắng lợi mục tiêu nói trên?
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trên địa bàn, chúng tôi tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng ngân hàng, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố trong năm mới. Đồng thời tham mưu và làm tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố, các nhiệm vụ có liên quan mà thành phố giao trong thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025, với 2 chương trình đề án: Đề án về phát triển TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế và chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.
Đồng thời, ngành Ngân hàng trên địa bàn tiếp tục phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất theo cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98 về thực hiện tín dụng chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và ứng dụng công nghệ… Qua đó góp phần đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn cuộc sống có hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố tăng trưởng nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
