agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng chuyển nhượng công ty tài chính

Nguyễn Vũ thực hiện
Nguyễn Vũ thực hiện  - 
Theo TS. Võ Trí Thành, trong tình hình Covid-19, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp khó khăn, nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận… nên trong thời điểm này, ngân hàng muốn giảm áp lực nợ xấu từ các công ty tài chính, tập trung vào hoạt động cốt lõi nhiều hơn.
aa
Ngân hàng chuyển nhượng công ty tài chính
TS. Võ Trí Thành

Sau một thời gian các ngân hàng có xu hướng mua lại hoặc thành lập công ty tài chính thì đến thời điểm này một loạt ngân hàng có kế hoạch chuyển nhượng công ty tài chính, như VPBank bán bớt cổ phần tại FE Credit; SHB bán bớt vốn tại SHB Finance… Đâu là nguyên nhân dẫn đến xu hướng này? Phóng viên Thời báo Ngân hàng trao đổi nhanh với TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo ông, đâu là lý do ngân hàng muốn thoái vốn khỏi công ty tài chính?

Tôi cho rằng, có thể giai đoạn này, cũng như các DN khác, ngân hàng đang gặp khó khăn trước những tác động từ Covid-19 nên họ đang muốn tái cấu trúc tài chính. Hoặc là họ muốn dành nguồn lực tài chính mới để hỗ trợ cho lĩnh vực khác đang cần vốn đầu tư nhiều hơn.

Liệu có phải đến thời điểm công ty tài chính không còn là “con gà đẻ trứng vàng” nên các ngân hàng không còn mặn mà nữa?

Tôi nghĩ là không. Về bản chất, mảng kinh doanh này vẫn khá hấp dẫn, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu hoạt động của các công ty tài chính được triển khai bài bản, chỉn chu thì đây là mảng tiềm năng hứa hẹn mang lại lợi nhuận giống như FE Credit từng là “con gà đẻ trứng vàng” cho VPBank. Tôi nghĩ, trong tình hình Covid-19, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp khó khăn, nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận… nên trong thời điểm này, ngân hàng muốn giảm áp lực nợ xấu từ các công ty tài chính, tập trung vào hoạt động cốt lõi nhiều hơn.

Quan trọng nữa là nếu ngân hàng thấy có nhà đầu tư nào quan tâm, trả giá tốt thì họ muốn bán đi. Vì hiện tại các ngân hàng đang muốn củng cố thêm năng lực tài chính, tăng tài sản tốt.

Thực tế tiềm năng của tài chính tiêu dùng Việt Nam là khá lớn.

Ông cho biết cụ thể hơn tiềm năng của thị trường này?

Có thể nói, công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam khá tốt, được đánh giá cao. Đây là thành công nổi bật của Việt Nam. Từ đó mở ra rất nhiều cơ hội phát triển đối với nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19. Khi mà triển vọng hoạt động kinh doanh của DN phục hồi ngày càng rõ nét hơn, tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân Việt Nam khả quan, nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng trong khi quy mô thị trường tài chính tiêu dùng còn khiêm tốn.

Bên cạnh đó, trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng (1,68 triệu tỷ đồng), dư nợ của các công ty tài chính chiếm khoảng 7,7% (tương đương 130.000 tỷ đồng) nên tiềm năng phát triển tài chính tiêu dùng rất lớn. So với các nước trong khu vực ASEAN tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam cũng khá thấp.

Hiện tại, Chính phủ, cũng như các DN đang có chính sách ưu đãi kích cầu tiêu dùng thúc đẩy phát triển kinh tế. Điểm nữa, nhu cầu, định hướng phát triển của nhiều TCTD về đẩy mạnh cho vay cá nhân và văn hóa tiêu dùng, vay mượn của người dân ngày càng thay đổi. Đặc biệt, tài chính tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”. Nhất là giai đoạn vừa phục hồi kinh tế vừa kiểm soát dịch bệnh hiện nay, phân khúc khách hàng nhỏ lẻ, dưới chuẩn, không thể tiếp cận được nguồn tín dụng ngân hàng. Khi đó, tài chính tiêu dùng sẽ là cứu cánh cho họ.

Mặc dù cơ hội cho thị trường tài chính tiêu dùng là rất lớn, nhưng theo tôi, các công ty tài chính cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân để đưa lựa chọn phân khúc khách hàng cho phù hợp. Hành vi tiêu dùng rất quan trọng để giúp công ty tài chính khai thác hiệu quả phân khúc khách hàng.

Chẳng hạn, hiện tại cơ cấu dân số trẻ nhưng cho vay tiêu dùng dựa vào tầng lớp trung lưu nhiều. Ngoài ra, với công nghệ hiện nay, có thể đưa vào những sản phẩm phù hợp hơn với nhiều đối tượng, tương tác nhiều hơn với khách hàng để hạn chế rủi ro tín dụng đen. Tài chính tiêu dùng sẽ gắn với việc làm, hành vi lối sống, niềm tin, rủi ro tài chính cả vĩ mô và vi mô. Bên cạnh đó, hiện nay, Luật điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng cơ bản là Bộ luật Dân sự trong khi các quốc gia khác không áp dụng như vậy. Về dài hạn, Việt Nam cần Luật Bảo vệ Tiêu dùng tài chính.

Vậy, sắp tới M&A trên thị trường này có sôi động hơn không, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, trong năm nay khó có thể sôi động được. Những thương vụ trên chỉ là hiện tượng chưa thể là xu hướng. Thời điểm này, dòng tiền đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhất là lĩnh vực tài chính vẫn thận trọng. Minh chứng là từ đầu năm đến nay các thương vụ M&A với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài khá ít với quy mô cũng nhỏ. Theo tôi, trước mắt, vốn của nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang ở trong tình trạng phòng thủ chưa có hướng mở rộng. Nhất là giai đoạn kinh tế thế giới đang bất định thì khó có thể hy vọng vốn đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Vũ thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data