agribank-vietnam-airlines

Nếu không bứt phá thì rủi ro rất lớn

Tri Nhân thực hiện
Tri Nhân thực hiện  - 
Biến nCoV thành cơ hội chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ chế. Hãy để DN tư nhân tham chiến và định dạng nền kinh tế một cách công bằng, minh bạch. PGS.TS. Trần Đình Thiên – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trả lời phỏng vấn của Thời báo Ngân hàng.
aa
Không chủ quan nhưng cũng không nóng vội
Đây là lúc cần nỗ lực cao nhất
Nếu không bứt phá thì rủi ro rất lớn
PGS.TS. Trần Đình Thiên

Theo ông mức độ nghiêm trọng của tác động tiêu cực từ dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Tác động tiêu cực của dịch bệnh nCoV là rất mạnh, rất nghiêm trọng; nCoV sẽ ảnh hưởng một cách toàn diện, nếu chúng ta không kiểm soát tốt thì ngay cả đầu tư cũng bị tác động. Nhưng phải bình tĩnh, cách tiếp cận tích cực hơn phải biến nó thành cơ hội để chuyển dịch cơ cấu và tập trung thay đổi cơ chế, thay đổi cơ cấu kinh tế, thị trường và nâng cấp sản phẩm.

Hơn nữa trong nguy cũng có cơ, với tình hình dịch bệnh như hiện nay có thể tốc độ rút khỏi Trung Quốc của các DN sẽ nhanh hơn nữa. Vì thế Việt Nam cần phải tính toán xem lựa chọn điểm đến tiếp theo của những DN này sẽ như thế nào để tìm cho ra giải pháp trở thành lựa chọn ưu tiên của họ. Còn nếu không nắm bắt được cơ hội này Việt Nam có thể lỡ mất một dòng đầu tư lớn.

Ngoài dịch nCoV, đâu là thách thức cho nền kinh tế trong năm 2020 này?

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Đó là hạ tầng vẫn thiếu, đầu tư công thì chậm và hiệu quả chưa cao… nên cần có cơ chế mở hơn để tư nhân tham gia đầu tư cho các hạ tầng lớn nhiều hơn.

Đó là cơ chế vẫn còn thắt. Cần có cơ chế mở hơn cho các cực tăng trưởng như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… cơ chế ngân sách cho những cực phát triển này cần phải được nới ra để những cực này phát triển tốt hơn.

Đó là dù mấy năm nay vĩ mô ổn định tốt, mục tiêu tăng trưởng đặt ra đã thể hiện tầm nhìn về một mô hình tăng trưởng chín chắn hơn, và cũng thể hiện rõ quan điểm lấy ổn định vĩ mô làm trọng chứ không chạy theo thành tích năm sau phải cao hơn năm trước. Nhưng ổn định vĩ mô vẫn bị đe dọa bởi nhiều yếu tố, ví như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thì cán cân thương mại của Việt Nam, tỷ giá chịu nhiều tác động…

Việt Nam đang là điểm hấp dẫn đầu tư và tiếp tục là nơi được lựa chọn trong xu hướng “rút khỏi Trung Quốc”. Nhưng trong cơ hội này cũng có nguy cơ mà nguy cơ này chúng ta đã từng rơi vào rồi, đó là khi FDI vào nhiều quá, mà khả năng hấp thụ của ta kém nên gây ra nhiều hệ lụy khác. Đồng thời, trong năm qua FDI vào nhiều nhưng cơ cấu FDI đang có vấn đề khá “nghiêm trọng”, đó là tuy dự án đầu tư nhiều nhưng quy mô nhỏ và vốn đầu tư của Trung Quốc tăng nhiều. Đa phần các dự án đầu tư của Trung Quốc là dự án nhỏ, gắn với các DN nhỏ; trong khi dự án nhỏ gắn với công nghệ thấp và chất lượng đầu tư không cao…

Vậy nếu Việt Nam không tạo điều kiện để bứt phát mạnh lên thì rủi ro rất lớn.

Nếu không bứt phá thì rủi ro rất lớn
Nhà máy ô tô Vinfast

Vậy đâu là điều kiện, cơ hội và điểm tựa để Việt Nam bứt phá mạnh? Ông hình dung về bức tranh nền kinh tế Việt Nam thế nào?

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Như tôi đã nói, đây là cơ hội để thay đổi cơ chế, thay đổi cấu trúc nền kinh tế, là tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh, tạo nên những tập đoàn lớn, là thúc đẩy DN khởi nghiệp.

Chúng ta hãy nhìn lại xem, diện mạo đất nước những năm gần đây thay đổi rất nhiều, đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn rất nhiều theo sự phát triển của đầu tư tư nhân. Chúng ta hãy nhớ lại cả vùng cát trắng hoang vu ở Chu Lai khi xưa giờ là khu công nghiệp phức hợp Thaco – Trường Hải với những nhà máy sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô hiện đại. Khu đất trống Vân Đồn khi xưa giờ là sân bay quốc tế.

Và rất nhiều nữa, suốt từ Bắc tới Nam, những bãi cát nham nhở sỏi đá khi xưa, những nơi đầm lầy đất xấu khi trước giờ đây đã là những khu du lịch, là khu đô thị văn minh, hiện đại, những bãi cỏ lau cỏ lác khi xưa giờ là trang trại, là nhà máy gắn với các DN tư nhân là FLC, FPT, Mường Thanh, Sun Group, Vingroup, TH, Hòa Phát, Trung Nguyên…

Theo tôi cơ sở cho tăng trưởng năm nay và tương lai cũng là ở lực lượng này. Kinh tế tư nhân đang có đà phát triển rất tốt mà công lớn là nhờ ở đường lối chính sách đã coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng cùng với những hành động cụ thể giải tỏa các nút thắt để DN tư nhân phát triển.

Những cải cách, những thay đổi lớn đã tác động lớn đến lòng tin của người dân và DN. Đầu tư tư nhân tăng lên, khởi nghiệp cũng ào lên. Tuy khởi nghiệp đang mang tính phong trào, nhưng trước mắt chính sách cho khởi nghiệp đã thổi vào nền kinh tế tinh thần làm ăn kinh doanh, tạo ra được độ hào hứng, đua tranh cho thế hệ trẻ.

Chúng ta cũng đã nhận thấy sự thay đổi trong quan niệm về phát triển DN. Không chỉ hô DN chung chung, không phải chỉ suốt ngày ưu tiên cho DNNVV mà đây mà tư duy và cơ chế đã định vị được vai trò của tập đoàn tư nhân lớn. Những nỗ lực của Chính phủ đã làm cho người Việt Nam có cảm nhận về cơ hội thực sự của mình, cơ hội cho cả dân tộc, cho DN. Và chúng ta cũng đã nhìn thấy những tập đoàn tư nhân Việt Nam với khẩu hiệu Go Global, tiến ra toàn cầu, chứ không chỉ trong nước. Thaco, Vinfast… đã trả lời cho câu hỏi DN Việt Nam có thể tiếp cận được những công nghệ cao nhất, hiện đại nhất hay không, có thể bứt phá không? Và những DN tư nhân lớn tạo ra mảnh đất màu mỡ, nuôi dưỡng DNNVV.

Cụ thể hơn, nhìn vào xuất khẩu ta thấy, xuất khẩu của khu vực DN tăng lên rất nhiều trong khi của FDI giảm đi. Quy mô của DN Việt đang tăng lên… Điều đó cho thấy chỉ cần có cơ chế, tạo điều kiện để DN tư nhân phát triển, chỉ cần tin cậy và đặt họ vào đúng vị trí, đúng vai trò của họ thì tập đoàn tư nhân lớn sẽ phát triển và giúp giải quyết được nhiều vấn đề của nền kinh tế thay thế cho DNNN trong nhiều việc.

Như vậy, các tập đoàn tư nhân lớn đã tạo nên những nền tảng lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai, kinh tế tư nhân đang vẽ nên bức tranh kinh tế Việt Nam, định dạng nền kinh tế Việt Nam, là động lực để Việt Nam bứt phá. Hãy để DN tư nhân tham chiến, định hình chân dung nền kinh tế Việt Nam một cách sòng phẳng, minh bạch.

Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Tri Nhân thực hiện  

Tin liên quan

Tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22

Chiều ngày 31/1/2024, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ bế giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22, khóa học 2023 - 2024 cho 53 học viên đến từ các Vụ, cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan là Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội.

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sự kiện do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức.

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Chiều 18/9/2023, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo liên quan đến việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN lần thứ 16 và các hội nghị liên quan (AMRI 16).

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đặt ra đối với công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cần tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, cũng như chiến lược phát triển, đòi hỏi mới từ thực tiễn của ngành Ngân hàng

Công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2023

Chủ đề chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm nay là “Kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh”. Hội thảo Quốc gia Ngày không tiền mặt năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tới đây.

Năm nhiệm vụ trọng tâm triển khai Quy hoạch điện VIII

Ngày 19/5/2023, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, các Tập đoàn năng lượng (EVN, PVN, TKV) và cơ quan truyền thông.

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Thoibaonganhang.vn trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đánh giá một cách khách quan và toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay”.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ) chính thức khai mạc sáng 15/5 tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 15-17/5.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data