agribank-vietnam-airlines

Năng lực cạnh tranh phải gắn với tư duy phát triển bền vững

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh, sức chống chịu của doanh nghiệp trước các cú sốc và các thách thức bất ổn là vấn đề mấu chốt trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay.
aa

Đây là nhận định được bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam đưa ra tại phiên chuyên đề về “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững” tại Diễn đàn kinh tế - xã hội 2022, tổ chức tại Hà Nội ngày 18/9/2022.

Doanh nghiệp lui khỏi thị trường, thiệt hại là rất lớn

Theo Chủ tịch Deloitte Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2022, cùng với các chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, nền kinh tế có các dấu hiệu phục hồi tích cực, với hơn 100 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Nhưng bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng khá cao, hơn 50 nghìn doanh nghiệp, với mức tăng là 38% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể một phần do hệ quả của dịch bệnh COVID-19 kéo dài, các doanh nghiệp không còn khả năng duy trì khả năng cạnh tranh hoặc cũng có thể do chính sự yếu kém trong nội tại quản trị của doanh nghiệp.

Vì thế, bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh - sức chống chịu của doanh nghiệp trước các cú sốc và các thách thức bất ổn là vấn đề mấu chốt trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay.

nang luc canh tranh phai gan voi tu duy phat trien ben vung
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam

Lâu nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đang được phân tích dựa trên hai chỉ số chính là năng suất và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, mà ở đó phải thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng trên thị trường nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có lợi nhuận. Bên cạnh đó có tính đến các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, đó là các yếu tố đầu vào của sản xuất như lao động, đất đai, máy móc… cũng như trình độ quản lý, tiếp thị, nguồn tài chính, công nghệ và khả năng sáng tạo.

Tuy nhiên, trong điều kiện mới - phục hồi hậu COVID, năng lực cạnh tranh cần tính đến cách doanh nghiệp tiếp cận với tư duy phát triển bền vững, chắc chắn. Vì vậy bên cạnh lợi nhuận thì các yếu tố ESG (môi trường, xã hội, quản trị) cần được đưa vào chiến lược và đo lường qua các các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.

Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển trong thị trường trong nước đã bộc lộ năng lực cạnh tranh kém so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Hơn thế, việc trải qua thời kỳ dịch bệnh vừa qua thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất dễ bị tổn thương khi có các cú sốc bất lợi từ bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh.

Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động. Nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cũng dễ bị tổn thương. Khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa rút lui khỏi thị trường vì họ không có khả năng vượt qua được khủng hoảng thì vốn doanh nghiệp đã đầu tư bị phá hủy, người lao động bị mất việc làm, mức độ bất bình đẳng trong xã hội có thể tăng lên.

Bốn nhóm hành động thiết thực

Một điều nữa có thể thấy rõ là qua đại dịch COVID-19 các doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ rõ các yếu tố Nội tại - Năng lực chịu đựng rõ nhất qua hệ thống được xây dựng và quản trị với 3 nguồn lực (1) Nguồn lực tài chính (2) Nguồn lực lao động (3) Nguồn lực xã hội. Một số doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt đã ứng phó thành công, phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển bền vững.

Nhóm tư vấn của Deloitte đã có nghiên cứu các doanh nghiệp trong bối cảnh nêu trên và chỉ ra 4 nhóm hành động thiết thực các doanh nghiệp nên thực hiện để đảm bảo tính Hoạt động kinh doanh liên tục – liên tục ứng phó với các rủi ro bất ổn không chỉ bởi đại dịch, mà trong mọi điều kiện. Đây là những nguyên tắc cơ bản mà mọi doanh nghiệp nên và cần làm để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh.

Nhóm 1 - Các hành động cần ưu tiên cao để tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp, có hiệu quả tức thì, hoàn toàn trong khả năng thực thi và kiểm soát của mỗi doanh nghiệp, tập trung vào các ưu tiên quan trọng và lâu dài, quản trị dòng tiền.

Nhóm 2 - Các hành động giúp tối ưu hóa hệ thống và doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được trong khâu thực thi, tập trung vào thị trường và các sáng tạo để thích ứng với thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Xây dựng các chính sách gắn kết với các nhà cung ứng đảm bảo tỉnh liên tục của chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng.

Nhóm 3 - Các hành động mang tính chiến lược, dài hạn, là sự lựa chọn khôn ngoan của doanh nghiệp để phục hồi kiên cường, bền vững. Tập trung vào điều chỉnh/ thay đổi/ nâng cao chất lượng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; Tái thiết các nhóm sản phẩm trọng tâm; Tối ưu hóa thương mại điện tử.

Nhóm 4 - Các hành động thực chất đến từ tư duy lãnh đạo doanh nghiệp doanh nghiệp về phát triển bền vững liên quan đến ESG - Môi trường, xã hội và quản trị tốt.

Trong bối cảnh hiện nay, ESG không chỉ là một xu hướng tất yếu mà những vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị là những vấn đề then chốt đối với hội đồng quản trị và ban lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp Việt Nam. Những vấn đề này được coi là quan trọng trong việc tuân thủ và quản trị tốt, thương hiệu và danh tiếng, khả năng tiếp cận thị trường và tài chính bền vững.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đang nhìn nhận ESG là một rủi ro, tuy nhiên, trên thực tế, đây chính là yếu tố cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt khi các quỹ đầu tư quốc tế cũng đang lấy các yếu tố ESG làm cơ sở để đánh giá hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, giúp tạo dựng uy tín và danh tiếng trên thị trường.

Trong điều kiện mới, phát triển bền vững gắn với quản trị biến đổi khí hậu với các thông số liên quan và các yếu tố của 2 tiêu chí này được sử dụng để đánh giá cam kết của một công ty đối với các điều kiện về môi trường. Sự tập trung vào quản trị biến đổi khí hậu và phát triển bền vững chủ yếu chịu sự thúc đẩy từ người tiêu dùng, các cơ quan quản lý và nhà đầu tư, vì ngày càng có nhiều nhu cầu về các thực hành môi trường bền vững và công bằng từ các công ty trên khắp Việt Nam, khắp Đông Nam Á và trên toàn cầu.

Cụ thể, với các vấn đề về quản trị biến đổi khí hậu, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố về: (1) Phát thải carbon và khí nhà kính; (2) Quản lý chất thải và ô nhiễm; (3) Sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Với các vấn đề đề hướng đến phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xem xét các các khía cạnh của nhân viên, phúc lợi xã hội và cộng đồng, và quản trị công ty.

Yếu tố quản trị cũng được xem là nền tảng cho phát triển bền vững. Khi sở hữu hệ thống quản trị tốt, doanh nghiệp có thể có được nhiều lợi ích về mặt tài chính như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí; nâng cao uy tín của công ty, hội đồng quản trị và ban điều hành và hướng tới mục đích cuối cùng là phát triển bền vững.

Lắng nghe, hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời

Bà Hà Thu Thanh cũng đưa ra một số gợi ý về một số nhóm giải pháp cụ thể với doanh nghiệp một số ngành, lĩnh vực trọng tâm. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến sản phẩm từ nông nghiệp.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong và sau đại dịch, hàng hóa từ nông, lâm, thủy hải sản đa phần là mặt hàng thiết yếu, và nhìn từ đòn bẩy là EVFTA, CPTPP, bài toán lớn nhất đặt ra với các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp và chế biến sản phẩm từ nông nghiệp lúc này là tối ưu hóa hoạt động, tăng sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và chất lượng cho sản phẩm để vươn mạnh ra “cuộc chơi” toàn cầu. Các hành động thiết thực mà doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên ưu tiên thực hiện là hành động thuộc Nhóm 2 và Nhóm 3 như đề cập ở trên để làm chủ cuộc chơi ngay từ trên sân nhà.

Theo Chủ tịch Deloitte Việt Nam, năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp sẽ được cộng hưởng và gia tăng khi được chia sẻ một cách đầy đủ trong sự kết nối với các hiệp hội ngành nghề, cũng như nhận được sự lắng nghe, hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, từ địa phương đến trung ương. Điều này cũng thể hiện cho sự quan tâm và cùng đồng hành, chia sẻ giá trị và trách nhiệm của các cơ quan quản lý với cộng đồng doanh nghiệp.

Một nghiên cứu của ILO (2021) gợi ý, các biện pháp hỗ trợ nhằm vào các mục tiêu chính: (1) Cải thiện tính ổn định về tài chính và tính thanh khoản: giúp các doanh nghiệp tránh khả năng mất thanh khoản do bị suy giảm loại nhuận tạm thời trước cú sốc bất khả kháng; (2) Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiệp trong việc duy trì hoạt động và thích ứng thông qua việc cải thiện tính linh hoạt trong điều hành hoạt động giúp doanh nghiệp tăng năng suất; (3) Hỗ trợ lao động trong việc duy trì việc làm và khả năng thích ứng giúp hỗ trợ lao động chống chọi được khi cú sốc bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa vì họ là nguồn nhân lực quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; (4) Tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục tái cơ cấu để giảm số lượng và tác động của các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản liên quan đến những thách thức pháp lý và tài chính khi có một cuộc khủng hoảng kéo dài.

Đặc biệt, câu chuyện về phát triển bền vững sẽ là một hành trình dài hạn. Để các doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến vấn đề này có thể phát triển một cách tốt hơn, Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong về môi trường, với các thể chế liên quan đến những ưu tiên, ưu đãi về thuế và đất đa cho những địa điểm đặt các nhà máy sản xuất, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data