agribank-vietnam-airlines

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ

Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp
Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp  - 
Tuy đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ từ tín dụng đến tài khoá, các cơ chế đặc thù dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong đó có DNNVV do nữ làm chủ. Nhưng thực tế, vẫn còn cần nhiều cố gắng để các chính sách hỗ trợ này thực sự phát huy hiệu quả. Đó là ý kiến được trao đổi tại Toạ đàm kỹ thuật “Khuyến nghị chính sách và thảo luận về thúc đẩy cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ tại Việt Nam” do NHNN phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB) tổ chức sáng 7/6 tại Hà Nội.
aa
Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho DNNVV Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV do phụ nữ làm chủ Phân tích dữ liệu theo giới: Thúc đẩy tín dụng cho nữ chủ doanh nghiệp

Trình bày tại Toạ đàm, bà Lê Thanh Tâm - Chuyên viên Tài chính Quốc gia, Công ty Palladium cho biết, Việt Nam đã và đang có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho bộ phận DNNVV nói chung và các DNNVV do phụ nữ làm chủ nói riêng. Cụ thể, trong Luật Hỗ trợ DNNVV đã có quy định hỗ trợ các DNNVV tiếp cận tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng… Ngoài ra, còn có nhiều chính sách nhằm đa dạng hoá các kênh tiếp cận và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho các DNNVV. NHNN cũng có nhiều hành động thiết thực để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này như ban hành quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn áp dụng đối với DNNVV. Trong đại dịch COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, NHNN đã nhanh chóng ban hành các thông tư cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất; thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ
Toàn cảnh Toạ đàm

Tuy đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng theo bà Tâm, vẫn còn rào cản trong chính sách hỗ trợ DNNVV trong đó có các DNNVV cho nữ làm chủ. Cụ thể, các quỹ phát triển DNNVV đang hoạt động kém hiệu quả, có 27 quỹ/64 tỉnh thành hoạt động nhưng chỉ có một số quỹ hoạt động tốt, còn lại hoạt động thất thường, kém hiệu quả trong nhiều năm dẫn đến giải thể. Nguyên nhân xuất phát từ một số lý do chính như: nhiều quỹ bảo lãnh tín dụng năng lực thẩm định DNNVV còn yếu; chưa phát huy được vai trò hỗ trợ doanh nghiệp; các thủ tục nộp thay DNNVV, kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ… chưa hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ
Bà Lê Thanh Tâm - Chuyên viên Tài chính Quốc gia, Công ty Palladium trao đổi tại Toạ đàm

Thảo luận tại Toạ đàm, các ý kiến đều cho rằng, các DNNVV do phụ nữ làm chủ là một nhóm khách hàng đầy tiềm năng của các nhà băng. Dù quy mô không lớn nhưng chất lượng tín dụng rất tốt, xuất phát từ đặc thù của phụ nữ cẩn thận, trách nhiệm, tính tuân thủ với khoản vay cao. Mặt khác, phụ nữ cũng có khả năng tiết kiệm cao và quảng bá cho ngân hàng tốt hơn nam giới khi hài lòng với dịch vụ của ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ
Nhiều ý kiến thảo luận tại Toạ đàm

Trong thời gian tới, để chính sách hỗ trợ DNNVV trong đó có DNNVV do nữ làm chủ phát huy hiệu quả, ông Reuben Jessop - chuyên gia tư vấn tài chính quốc tế, Công ty Palladiumnêu khuyến nghị, đối với NHNN và các nhà hoạch định chính sách, cần thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Bởi các DNNVV do phụ nữ làm chủ luôn có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với các DNNVV khác. Xây dựng kiến thức và chuyên môn cho các tổ chức tài chính tập trung vào các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Đối với các tổ chức tài chính, cần theo dõi dữ liệu phân tách theo giới tính ở cấp độ công ty và danh mục đầu tư; xây dựng chiến lược dành riêng cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho nhóm doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, đẩy mạnh số hóa và khai thác tốt hơn thông tin khách hàng trong quá trình thẩm định; cân nhắc cung cấp các chương trình giáo dục tài chính thiết thực nhằm hỗ trợ khách hàng nâng cao chất lượng hồ sơ tài chính…

Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data