agribank-vietnam-airlines

Năm Chủ tịch ASEAN đặc biệt và sáu bài học quý báu

PL
PL  - 
Khởi đầu bằng “gáo nước lạnh” dịch Covid-19 nhưng kết thúc với số lượng kỷ lục các văn kiện được thông qua, Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam có thể coi là một nhiệm kỳ đặc biệt.
aa
nam chu tich asean dac biet va sau bai hoc quy bau
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự lễ khai mạc ASEAN 37 sáng 12/11 - Ảnh: VGP.

Với hơn 550 cuộc họp, số lượng lớn hơn so với kế hoạch và trong đó có nhiều cuộc họp thực hiện trực tuyến, những sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của ASEAN. Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

“Chúng ta đã có những đóng góp quan trọng, trưởng thành vượt bậc và hiện đã trở thành một trong những thành viên nòng cốt, dẫn dắt, xây dựng và xác định các luật chơi trong ASEAN và khu vực”, Thủ tướng khái quát.

Nhìn lại "thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất" đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020 diễn ra chiều 11/12 đã nêu 6 bài học quý báu.

Thứ nhất là bài học về sự chỉ đạo tổng thể, thống nhất và theo dõi sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với các hoạt động đối ngoại quốc gia, nhất là Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

“Chúng ta rất vinh dự được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Lễ khai mạc Cấp cao ASEAN 37, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có phát biểu tại Phiên cấp cao ASEAN về tăng quyền năng của Phụ nữ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại AIPA, phát biểu tại Hội nghị lãnh đạo ASEAN - AIPA...”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ hai là bài học về phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, bộ ngành, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân đóng góp cho thành công năm Chủ tịch ASEAN.

“Nổi bật là phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan Chính phủ và Quốc hội trong thành công AIPA 41, ASEAN 2020”, Thủ tướng nói.

Thứ ba là bài học về phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam và “trường phái ngoại giao” Hồ Chí Minh. Đó là luôn vững bản lĩnh, kiên trì, kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song hết sức linh hoạt về sách lược - “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, biến “nguy” thành “cơ” thông qua cách làm sáng tạo, cùng với sự chân thành, thực tâm, chính trực, luôn vì lợi ích và trách nhiệm chung.

Kết quả là trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN này, Việt Nam đã thúc đẩy được các mục tiêu, các ưu tiên, sáng kiến của ASEAN đề ra trong năm 2020, đồng thời thúc đẩy lợi ích quốc gia trên các vấn đề Biển Đông và nguồn nước Mê-Kông..., Thủ tướng đánh giá.

Thứ tư là bài học về việc cần chủ động, tích cực và sớm bắt tay chuẩn bị toàn diện, chuyên nghiệp, chu đáo cả về nội dung, lễ tân - hậu cần, an ninh, truyền thông… cho các hoạt động đối ngoại lớn.

“Đối với công tác lễ tân ở tất cả các sự kiện chúng ta đều đảm bảo chu đáo, trọng thị”, Thủ tướng đánh giá.

Cụ thể hơn, Thủ tướng cho biết: Nền tảng công nghệ thông tin phục vụ các phiên họp rất tốt, an toàn, an ninh mạng được đảm bảo; Công tác vật chất, hậu cần được triển khai chu toàn, đầy đủ, chuyên nghiệp; Công tác an ninh, y tế luôn được bảo đảm ở mức an toàn tuyệt đối.

Thứ năm là bài học về tầm quan trọng của ngoại giao đa phương nói chung, cũng như vai trò của ASEAN nói riêng, trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đa phương và song phương, tranh thủ hiệu quả các sự kiện đa phương để làm sâu sắc quan hệ song phương, huy động các nguồn lực quốc tế phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

“Công tác báo chí, thông tin, tuyên truyền, văn hóa, quảng bá được triển khai bài bản, hiệu quả. Không có bất kỳ sự cố hay sai sót lớn đáng kể nào xảy ra trên tất cả các mặt”, Thủ tướng ghi nhận.

Thứ sáu là bài học về sự kết hợp hài hoà giữa đối nội và đối ngoại. Thành công của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 có nền tảng rất lớn từ thành công của Việt Nam từ thực hiện nhiệm vụ kép sang trạng thái bình thường mới vừa phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, chăm lo đời sống người dân.

“Thành công của chúng ta hôm nay là thành công chung của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng những nỗ lực to lớn, tinh thần linh hoạt, sáng tạo trong hành động của nhiều tập thể, cá nhân, trong đó có các đồng chí. Thành công của chúng ta là toàn diện và trọn vẹn trên tất cả các mặt”, Thủ tướng nói.

PL

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data