agribank-vietnam-airlines

Năm 2023, Hà Nội sẽ thu hồi nhà, đất bị chiếm dụng, cho thuê trái phép

 - 
Trong năm 2023, các ngành chức năng của Hà Nội hoàn thành việc truy thu các khoản nghĩa vụ tài chính còn nợ đọng và thu hồi toàn bộ các địa điểm nhà, đất bị chiếm dụng, cho thuê trái phép.
aa
nam 2023 ha noi se thu hoi nha dat bi chiem dung cho thue trai phep

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện còn 838 địa điểm nhà thuộc sở hữu nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc và các mục đích khác không phải để ở (gọi là quỹ nhà chuyên dùng).

Với tổng diện tích nhà 178.148m2 và diện tích đất 155.156m2, quỹ nhà này chủ yếu được xác lập khi thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa của nhà nước những năm 1960, một phần quỹ nhà được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, có 801 địa điểm (803 hợp đồng) tập trung chủ yếu tại bốn quận nội thành: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thuê; các địa điểm còn lại do Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông, Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kinh doanh và Dịch vụ nhà Hà Nội quản lý, sử dụng cho thuê.

Qua rà soát, kiểm tra của các đơn vị chức năng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, việc quản lý nhà nước đối với quỹ nhà chuyên dùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài.

Nhiều trường hợp sai phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật; hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế thấp không tương xứng với giá trị và số lượng nhà đất.

Cụ thể, việc theo dõi, ghi số các địa điểm nhà, đất đã ký hợp đồng thuê nhà, các địa điểm chưa ký hợp đồng thuê nhà chưa đảm bảo đầy đủ, không cập nhật kịp thời biến động; việc thiết lập, bổ sung hoàn thiện hồ sơ đối với từng địa điểm nhà thuê chưa được quan tâm, tiến độ chậm nên nhiều điểm nhà, đất chưa có hồ sơ.

Đáng chú ý, việc kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng không được duy trì thường xuyên.

Nhiều trường hợp có vi phạm (cho thuê lại, liên doanh liên kết, chuyển ở, cải tạo lại, cơi nới, xây dựng thêm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận); một số tranh chấp, vướng mắc diện tích. Đơn vị quản lý, vận hành chưa có biện pháp chấn chỉnh, chưa kịp thời báo cáo để xử lý.

Cũng qua thực tế kiểm tra cho thấy việc cải tạo, sửa chữa quỹ nhà chuyên dùng đa phần do người sử dụng tự cải tạo sửa chữa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hiện nay, nhiều điểm nhà trong tình trạng xuống cấp chưa được lập kế hoạch và thực hiện cải tạo, sửa chữa.

Cơ chế quản lý, sử dụng diện tích nhà tăng thêm sau cải tạo, sửa chữa chưa có cơ chế xử lý.

Hay, việc ký hợp đồng cho thuê nhà, thu tiền cho thuê nhà, đất của quỹ nhà chuyên dùng đạt hiệu quả thấp, nợ đọng nghĩa vụ tài chính của các đơn vị còn nhiều và kéo dài chưa được xử lý dứt điểm; hầu hết các hợp đồng thuê nhà, đất đã hết hạn; chậm triển khai trong việc giải quyết quỹ nhà chuyên dùng hiện đang trống.

Ngoài nguyên nhân khách quan do có nhiều yếu tố đặc thù, tồn tại mang tính lịch sử, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ rõ các sở, ngành chưa thường xuyên kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn việc quản lý quỹ nhà chuyên dùng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.

Một số tổ chức, cá nhân thuê nhà tự ý liên doanh, liên kết, cho thuê lại nhà thuê của nhà nước; tự ý xây dựng, cải tạo trên diện tích đất của quỹ nhà chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong khi đó, nhận thức của cán bộ quản lý quỹ nhà chuyên dùng, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở còn chưa nhận thức hết trách nhiệm của mình; sự phối hợp giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội và các Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà trực thuộc với chính quyền địa phương chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến việc quản lý trật tự xây dựng và cưỡng chế thu hồi đối với quỹ nhà chuyên dùng chưa đạt được hiệu quả cao.

Để khắc phục những tồn tại và bất cập trên, nhất là tình trạng khai thác, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng sai mục đích, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các sở ngành chức năng, đơn vị liên quan phải đổi mới việc quản lý theo phương châm "rõ người - rõ việc - rõ trách nhiệm - rõ quy trình - rõ hiệu quả".

Thành phố tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phòng, chống thất thoát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý, khắc phục dứt điểm các tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ nhà chuyên dùng trên địa bàn Thủ đô.

Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, trước mắt, phải thống kê, phân loại quỹ nhà chuyên dùng theo nhóm và mức độ vi phạm; lập kế hoạch xử lý, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế.

Đặc biệt, trong năm 2023, các ngành chức năng phải hoàn thành việc truy thu các khoản nghĩa vụ tài chính còn nợ đọng và thu hồi toàn bộ các địa điểm nhà, đất bị chiếm dụng, cho thuê trái phép.

Thành phố yêu cầu các sở, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ, chuyên đề và đột xuất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật; đồng thời, tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những bất cập trong cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh nếu phát hiện các trường hợp vi phạm, các sở, ngành phải làm rõ trách nhiệm; tùy theo mức độ vi phạm, các sở, ngành xử lý trách nhiệm hoặc đề xuất xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân, vi phạm, để xảy ra vi phạm, trách nhiệm của người đứng đầu.

Đối với các trường hợp vi phạm phải xử lý hình sự thì chuyển Công an Thành phố điều tra, xử lý đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

TTXVN

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đến đầu tháng 4/2025, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đã gần như hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội thông qua.
Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

Hội tụ những giá trị đỉnh cao từ vị trí, thiết kế, tiện ích đến dịch vụ và an ninh, biệt thự Vịnh Bình Minh (Vinhomes Wonder City, Hà Nội) không chỉ là một tuyệt tác bất động sản hiếm có dành cho giới tinh hoa mà còn là tuyên ngôn đầy kiêu hãnh về đẳng cấp, vị thế và gu thẩm mỹ khác biệt của những chủ nhân danh giá.
TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

Ngày 8/4, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có tờ trình gởi HĐND thành phố về việc thu hồi hơn 230 ha đất để phục vụ 10 dự án cộng cộng nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa, có hiệu lực từ ngày 1/4.
Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết, dự án cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tại quận Bình Thạnh và Gò Vấp với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng đang được gấp rút chuẩn bị đẩy nhanh, đảm bảo khởi công trước ngày 30/4.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

Nghị định 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn đối với các dự án, đất đai
TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan chuẩn bị dự án, chủ đầu tư các dự án thành phần thuộc dự án “Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13” (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT), thông suốt giao thông cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống

Sáng ngày 31/03, Phú Long chính thức khởi công dự án Essensia Parkway - Tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well tại Nam Sài Gòn. Dự án không chỉ mang đến một không gian sống có đủ các giá trị Wellness - Well-being - Luxury mà còn là lời khẳng định của Phú Long trên hành trình phát triển thương hiệu bất động sản cao cấp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data